Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh

Phan Ngọc Anh 13/03/2023 10:30

Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...

ben-tuong-dai-vua-le-o-ho-guom.jpg
Tác giả bên tượng đài vua Lê ở Hồ Gươm

Hay một lần lặng ngắm những mặt hồ mênh mông sóng nước, bảng lảng mây trời của trái tim cả nước hẳn trong lòng không khỏi vương nhớ, luyến thương để rồi lại ước ao có một ngày được tái ngộ với một Hà Nội cổ kính, trầm tư nhưng không kém phần duyên dáng, mộng mơ. Thậm chí có người chưa một lần đặt chân đến Hà Nội hoặc chỉ nghe kể về tên một loài hoa của nơi ấy thôi nhưng trong lòng đã như thể có sẵn một Thủ đô nồng nàn trong dịu dàng đầy quyến rũ, lay động; thoáng mùi mà ngọt ngào, đắm say, ngây ngất. Và như thế, Hà Nội - thành phố nghìn năm tuổi với những với những mái nhà, hàng cây, con đường, bầu trời, mặt nước… xưa cũ cùng bao nét rêu phong “nằm kề bên nhau” trong nhẹ nhàng, dịu dàng mà thấm thía để gây thương nhớ trong trí tưởng tượng và cả trong những giấc mơ xa của biết bao nhạc sĩ, trong đó có Trịnh Công Sơn để bây giờ chúng ta có một thủ đô dấu yêu lúc nào cũng hiện về vẹn tròn trong những giai điệu và ca từ đầy trang nhã nhưng không kém phần sang trọng của âm nhạc khiến tâm hồn phải rung lên thổn thức.

Hà Nội trong nhạc Trịnh hẳn không phải là nhiều. Nhưng những gì của Hà Nội có trong nhạc Trịnh hẳn sẽ làm người nghe, nhất là người Hà Nội xa xứ không khỏi xốn xang, bâng khuâng trong nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải đến khôn nguôi. Này nhé hãy lắng nghe trong “Nhớ mùa thu Hà Nội” ta sẽ thấy hình ảnh thủ đô hiện lên trong những nét bút tả thực qua các đường vẽ bằng những sắc màu đẹp đến nao lòng với những “cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ”, “nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”. Đó là hình ảnh, cảnh vật của những con phố thường ngày vốn rất bình dị và thân quen mà đôi khi ta dễ vô tình với nó. Hà Nội trong nhạc Trịnh không chỉ là bức tranh của cảnh vật hai bên đường phố mà còn có cả hương vị của mùa thu không thể lẫn vào bất cứ không gian nào khác được: “mùa hoa sữa về thơm lừng cơn gió”. Vẫn biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không phải là người Hà Nội, khi sáng tác ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” cũng chỉ là mới tiếp xúc với Hà Nội nhưng với tâm hồn tinh tế tài hoa của người nghệ sĩ; bằng sự am hiểu và thiết tha với mảnh đất “lắng hồn núi sông” mà hình ảnh của Thăng Long khiến “trời Nam thương nhớ” một thủa hiện lên như những thước phim quay chậm, thậm chí còn hơn thế. Bởi “hương sữa thơm lừng cơn gió” thì ngôn ngữ của điện ảnh cũng sẽ bất lực. Bức tranh mùa thu của thủ đô một ngàn năm tuổi trong khúc ca của Trịnh không chỉ có sắc màu và hương thơm của mùa thu, hoa sữa mà còn có cả hình ảnh và hương thơm của những người con gái làng Vòng “nhất sắc nhất lịch” với gánh cốm màu xanh ngọc để trong lá sen dịu dàng trên hè phố trong thoáng heo may mà chẳng thể nào ở đâu có được: “mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”.

tren-pho-di-bo-ben-ho-guom.jpg
Trên phố đi bộ bên hồ Gươm

thế bức tranh thủ đô ở trong “Nhớ mùa thu Hà Nội” còn được Trịnh Công Sơn khéo léo di chuyển “ống kính” sang một không gian tuyệt diệu khác cũng đậm chất Hà Nội không kém gì “phố”: Hồ Tây. Có thể nói thần thái của Hồ Tây đã được nhạc sĩ bắt “vía” để đưa vào trong bài hát. Trịnh Công Sơn đã thâu tóm được cái “thần” của Hồ Tây lúc chiều thu, khi mặt trời sắp tàn để đưa vào bài hát. Dưới con mắt tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm và rất mực nghệ sĩ như Trịnh hẳn chỉ cần vài ba nét chấm phá thôi cũng đủ cho Hồ Tây không thể nào sắc nét hơn được nữa. Đó là những cảnh: “mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi”, “màu sương thương nhớ”, “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”. Thế thôi, vài ba hình ảnh chấm phá được nảy lên từ những ca từ giàu chất tạo hình cũng đủ gợi cho người nghe về hình ảnh của một hồ Dâm Đàm trong ánh chiều vàng thắm phản chiếu mặt nước lấp lánh cùng với chấp chới cánh chim sâm cầm đang giục giã gọi nhau di trú về phương Nam. Chỉ vậy thôi, một Hà Nội kín đáo, trong lành, không khói bụi, chẳng ồn ào mà mềm mại, nhẹ nhàng, thanh bình, sâu lắng với một khoảng trời mênh mông, thoáng đãng bên một bầu dưỡng khí tươi mát đến quá đỗi khi cuối độ thu vàng hiện lên một cách ám ảnh, da diết.

Nếu ở ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” người nhạc sĩ đất Huế làm cho chúng ta rung động bởi những cảnh sắc của thiên nhiên để thưởng thức hương sắc của Hà thành thì ở một sáng tác hiếm hoi về Hà Nội khác, “Đoản khúc thu Hà Nội”, Trịnh Công Sơn còn gợi lên ở người nghe một nhịp sống cũng có phần chầm chạp, lặng lẽ như những gì vốn có của Hà Nội trong những nhẹ nhàng, ấm áp của một sắc thu đầy tâm trạng: “mùa thu tràn nỗi nhớ” để cho ta một “cảm thứ mùa” và thêm gắn bó, yêu thương cái thành phố ngàn năm tuổi này hơn. Mùa thu vốn đã nhẹ nhàng, heo may cùng sự mơ màng của tiết trời đất Bắc dễ làm cho cảnh sắc phố phường trở nên mong manh, đôi lúc có vẻ như rất mơ hồ, khó nắm bắt: “Hà Nội mùa thu Hà Nội gió/ Xôn xao con đường xôn xao lá/ Nhoà phố mong manh nhoè phố mưa/ Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa”. Đúng là cảnh sắc đất trời của mùa thu Hà Nội, không lẫn đi đâu được. Cảnh sắc ấy dường như khá yên tĩnh, mong manh, mơ màng với những lá, nắng, gió, mưa rất dịu nhẹ trên những con phố “mái ngói thâm nâu” hẳn đã làm cho người nghệ sĩ không phải chỉ có say sưa, đắm chìm theo từng nhịp chuyển động có vẻ không rõ rệt của đất trời ấy mà còn thể hiện một tâm trạng có cái gì đó cũng như đang dùng dằng, rất khó nắm bắt để rồi cuối cùng phải bật lên tiếng những lòng như một sự thú nhận: “Bởi vì mùa thu tôi ở lại/ Hồng má môi em, hồng sóng xa / Vì một bàn tay không ngần ngại / Tặng hết cho tôi một phố chờ/ Sẽ thêm một đời nhớ trăng Hà Nội Thu ơi”.

Mùa thu Hà Nội vốn đã đẹp. Mùa thu ấy lại được khúc xạ qua tâm hồn của những nghệ sĩ thì lại càng đẹp. Cái đẹp của đất trời dường như được kết tinh, chắt lọc đến một ngưỡng nhất định trong tâm hồn đa sầu đa cảm rồi lan toả theo những giai điệu âm nhạc mà đến với người nghe. Bởi thế một Hà Nội hiện lên vừa man mác, trữ tình vừa sang trọng, đài các. Hà Nội trong nhạc đẹp và lay động. Ám ảnh và dư ba. Cứ như thế mỗi nhà nhạc sĩ yêu quí Hà Nội lại dựng lên một bức tranh Đông Đô – Thăng Long – Hà Nội riêng trong lòng người nghe nhạc. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng vậy, không phải là ngoại lệ. Chỉ với hai ca khúc viết về mùa thu của thủ đô ngàn năm văn hiến thôi nhưng ông đã khắc hoạ trọn vẹn cảnh sắc, thần thái của thành phố dấu yêu, để lại có lẽ không phải chỉ riêng tôi một Hà Nội thâm trầm, dịu dàng, cổ kính, giăng mắc một màu sương mà gây thương nhớ đến vô cùng. Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn sau hai mươi hai năm rời cõi tạm, xin gửi đến ông một tấm lòng biết ơn và tri âm của một người Hà Nội.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phan Ngọc Anh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
  • Ngọn lửa đam mê khoa học của nữ giảng viên GenZ
    Trong thời đại Gen Z – thế hệ trẻ được biết đến với sự năng động, sáng tạo và không ngừng khẳng định mình – Nguyễn Thị Huyền Trang là một người trẻ minh chứng của trí tuệ, lòng đam mê và tinh thần cống hiến.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO