Chuyển động Hà Nội

Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau

Phạm Hoa 06:58 10/07/2025

Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Chiều 9/7, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024).

thong-qua-5.jpeg
Đại biểu HĐND Thành phố biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024), chiều 9/7 tại kỳ họp thứ 25.

UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, giai đoạn 2022-2024, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách, Thành phố đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT. Giai đoạn 2022-2024, số tiền Ngân sách Nhà nước (NSNN) hỗ trợ cho 10.902.384 người tham gia BHXH, BHYT với số tiền là 5.437,1 tỷ đồng.

Đến năm 2024, số người tham gia BHXH bắt buộc: 2.168.762 người (chưa bao gồm lực lượng vũ trang), tăng 111.064 người (tăng 5,4%) so với năm 2023; chiếm 46,37% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, vượt 1,37% chỉ tiêu được HĐND, UBND Thành phố giao. Số người tham gia BHXH tự nguyện (chưa bao gồm các trường hợp đang bảo lưu): 104.361 người, tăng 22.178 người (tăng 27%) so với năm 2023; đạt 109,6% Kế hoạch BHXH Việt Nam giao; chiếm 2,93% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, vượt 0,43% chỉ tiêu được HĐND, UBND Thành phố giao.

Số người tham gia BHYT (chưa bao gồm các trường hợp thuộc diện thẻ hết hạn dưới 3 tháng, lực lượng vũ trang): 8.169.748 người, tăng 227.554 người (tăng 2,9%) so với năm 2023; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,25% dân số, vượt 0,8% chỉ tiêu được HĐND, UBND Thành phố giao.

Tuy nhiên, từ 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên dẫn đến mức đóng BHYT tăng theo nên việc tham gia BHYT của người dân gặp khó khăn về kinh phí nhất là nhóm người thoát nghèo, thoát cận nghèo, người khuyết tật, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội và các hộ gia đình có mức sống trung bình.

Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao theo Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chương trình hành động số 22-Ctr/TU ngày 24/8/2018 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội giai đoạn đến năm 2030 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt trên 98%; tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt khoảng 70% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 10% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Bên cạnh việc giữ vững số người đang tham BHYT, trong 5 năm tới còn phải tăng mới ít nhất trên 1.000.000 người tham gia BHYT và 1.500.000 người tham gia BHXH tương ứng mỗi năm phải tăng mới trên 200.000 người tham gia BHYT và 300.000 người tham gia BHXH.

Do tiền lương cơ sở tăng từ 1/7/2024, mức đóng BHYT hộ gia đình tối thiểu tăng 1,3 lần nên khó khăn trong việc vận động người dân tham gia BHYT. Việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình thoát nghèo, hộ gia đình thoát cận nghèo; người cao tuổi từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi, người khuyết tật nhẹ; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình từ Ngân sách Nhà nước thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, Chính quyền Thành phố trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô, để người dân tin tưởng các chính sách an sinh, xã hội của Thành phố, tạo động lực từ đó làm tiền đề, tạo thói quen cho người dân tham gia BHYT để đảm bảo công tác chăm sóc y tế khi về già.

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 3 Điều 27, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024, HĐND Thành phố ban hành “Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố Hà Nội là cần thiết, có căn cứ pháp lý và đúng thẩm quyền.

Nghị quyết được ban hành thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, Chính quyền Thành phố đối với người dân trên địa bàn và đặc biệt đối với một số nhóm người có hoàn cảnh khó khăn nhằm thực hiện an sinh xã hội, phù hợp với đặc thù của Thủ đô, khả năng cân đối ngân sách và đúng thẩm quyền, góp phần to lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội và đạt được các chỉ tiêu được giao.

bhxh.jpg
Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Bên cạnh đó, thể chế hóa các quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chính sách BHYT phù hợp với quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố để hỗ trợ người lao động, người dân tham gia BHXH, BHYT nhằm giảm áp lực về tài chính cho người tham gia, tạo động lực tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT; đồng thời đảm bảo kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Đối tượng hưởng chính sách là người đang thường trú tại thành phố Hà Nội, có nhu cầu được được hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT gồm: người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình thoát nghèo, hộ gia đình thoát cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội; người cao tuổi từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và chưa có thẻ BHYT; người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ bảo hiểm y tế (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ dưới 16 tuổi); người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó còn là đối tượng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố, chưa được cấp thẻ BHYT đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (kể cả công lập và ngoài công lập). Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25/6/2025 của Chính phủ và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Nghị quyết đưa ra các mức hỗ trợ cụ thể, bổ sung đáng kể vào các chính sách hỗ trợ hiện hành của Nhà nước. Cụ thể, về BHXH tự nguyện, thành phố hỗ trợ thêm 50% mức đóng đối với người thuộc hộ nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ thêm 60% mức đóng đối với người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ thêm 10% mức đóng đối với một số đối tượng khác theo quy định. Mức hỗ trợ này được tính dựa trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn và sẽ được điều chỉnh khi Chính phủ có chính sách thay đổi.

Về BHYT, Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho thành viên hộ gia đình được công nhận thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo hoặc thoát cận nghèo. Thời gian hỗ trợ 36 tháng. Thành phố cũng hỗ trợ 100% mức đóng cho người cao tuổi từ 70 đến dưới 75 tuổi và người khuyết tật nhẹ (không bao gồm trẻ em dưới 16 tuổi) chưa có thẻ BHYT, người dân tộc thiểu số chưa có thẻ BHYT. Đặc biệt, người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn trước đây nhưng nay không còn trong danh sách sẽ được hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT./.

Bài liên quan
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
(0) Bình luận
  • Cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để thu hút nhà đầu tư chiến lược
    Triển khai thi hành khoản 1, khoản 2 - Điều 42 Luật Thủ đô 2024 quy định về thu hút nhà đầu tư chiến lược, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết nội dung này để trình HĐND thành phố xem xét, quyết nghị. Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 25, chiều ngày 9/7, Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua.
  • Phường Phú Thượng kiện toàn tổ chức Đảng phù hợp mô hình chính quyền mới
    Ngày 09/7/2025, Đảng ủy phường Phú Thượng tổ chức Hội nghị công bố và trao các Quyết định thành lập các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc nhằm kiện toàn tổ chức Đảng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 4)
    Triển khai các công việc theo thẩm quyền và tham gia hoạt động chung của Thành phố; công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, kiến nghị của cử tri là một trong các hoạt động trọng tâm, trọng điểm của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI thời gian qua. Và, các hoạt động này của HĐND thành phố Hà Nội đã được triển khai hiệu quả.
  • Hà Nội quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên mới
    Chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã biểu quyết thông qua “Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025”. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để Hà Nội hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, tạo động lực và nền tảng để Thủ đô tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO