Di tích An toàn khu Quán cơm cụ Điếc (huyện Đông Anh)
Di tích cách mạng Xuân Canh nằm trên đường quốc lộ số 3 thuộc địa phận xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Đây chính là địa điểm lịch sử ghi dấu một quán cơm bình dị của cụ Nguyễn Thị Thanh nhưng đã đóng góp rất nhiều cho cách mạng.
  • Di tích Nhà bà Hai Vẽ (quận Tây Hồ)
    Từ ngã ba Yên Phụ - đường Thanh Niên thuộc địa bàn quận Tây Hồ, sau khi đi hết tuyến đường Nghi Tàm - Âu Cơ, đi tiếp theo đường An Dương Vương khoảng 2km ta sẽ gặp di tích cách mạng Nhà bà Hai Vẽ. Nhà bà Hai Vẽ hay còn được gọi là “nhà lưu niệm Phú Thượng”, là di tích cách mạng tiêu biểu thuộc làng Phú Gia - phường Phú Thượng - quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
  • Di tích Tân Yên (huyện Sóc Sơn)
    Bia lưu niệm chi bộ Tân Yên ghi dấu việc thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Đa Phúc (nay là huyện Sóc Sơn), hiện nay thuộc khu hành chính số 6, thôn Tân Yên, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
  • Số nhà 90 - di tích cách mạng (quận Hà Đông)
    Nhà số 90 phố Lê Lợi, là nơi tổ chức Hội nghị bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngôi nhà nằm ở góc phố Lê Lợi - Lê Hồng Phong thuộc phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội có hai tầng, mỗi tầng 5 gian kéo dài từ phố Lê Lợi sang phố Lê Hồng Phong.
  • Chùa Chòng - di tích lịch sử cách mạng (huyện Ứng Hòa)
    Chùa Chòng thuộc thôn Trầm Lộng, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hoà, Hà Nội - là một ngôi chùa từng nổi tiếng về kiến trúc nghệ thuật và cảnh đẹp tự nhiên trong vùng. Đây cũng là địa điểm cách mạng quý giá, trung tâm An toàn khu của Xứ uỷ Bắc Kỳ năm 1942.
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO