Danh thắng & Di tích Hà Nội

Bảo tàng Tăng thiết giáp (quận Cầu Giấy)

Sơn Dương (t/h) 09/10/2023 15:37

Bảo tàng Tăng thiết giáp thuộc loại hình bảo tàng quân sự chuyên ngành, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền giáo dục các hiện vật bảo tàng phản ánh về quá trình ra đời, xây dựng chiến đấu trưởng thành của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam.

bao-tang-tang-thiet-giap.jpg
Bảo tàng Tăng thiết giáp.

Địa chỉ: Số 108 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngày thành lập 12/9/1995. Tổng diện tích 2.500m2, diện tích trưng bày trong nhà 450m2.

Nội dung gồm 3 phần:

1. Phần thứ nhất: Giới thiệu sự quan tâm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội tăng thiết giáp. Sự ra đời của Binh chủng Tăng thiết giáp Phần này gồm 2 đề mục:

- Phòng khánh tiết: Trưng bày hình ảnh, hiện vật, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với bộ đội Tăng thiết giáp, những phần thưởng cao quý: Cờ đơn vị anh hùng, Huân chương của Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng cho bộ đội Tăng thiết giáp.

- Sự ra đời của bội đội Tăng thiết giáp

Đề mục này giới thiệu hiện vật, hình ảnh của bộ đội chiến sĩ được quân đội cử đi học xe tăng ở Trung Quốc. Ngày 5/10/1959 trở thành ngày truyền thống của bộ đội tăng thiết giáp.

2. Phần thứ hai: Bộ đội Tăng thiết giáp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phần này gồm 2 đề mục:

Đề mục 1: Bộ đội Tăng thiết giáp huấn luyện, chiến đấu tại miền Bắc, giới thiệu bộ đội Tăng thiết giáp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, vừa chiến đấu vừa huấn luyện tại Vĩnh Phú, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Đề mục 2: Bộ đội Tăng thiết giáp trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại chiến trường miền Nam (1965 - 1975)

Đề mục này có nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị về những chiếc xe T54 - PT76 đặc biệt là chiếc xe tăng mang số hiệu 555 của Tiểu đoàn 198 Trung đoàn 203 tiến quân tiêu diệt căn cứ làng Vây năm 1968. Đây là lần ra quân đầu tiên lập thành tích xuất sắc của bộ đội Tăng thiết giáp.

Trong các chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971, chiến dịch Xuân Hè năm 1972, bộ đội Tăng thiết giáp là một trong những lực lượng góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân ta. Hình ảnh xe tăng của Tiểu đoàn 198, Trung đoàn 203, tham gia đánh chiếm cao điểm 543 bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ. Một số hiện vật: mũ công tác, trang bị của đại đội trưởng Lê Xuân Tấu, người chỉ huy đơn vị chiến đấu trận này. Mảng trưng bày chiến dịch Xuân Hè năm 1972 có một số hiện vật gây xúc động: nhóm hiện vật của kíp xe tăng mang số hiệu 377 tham gia đánh địch tại Đắc Tô - Tân Cảnh, bắn cháy 7 xe tăng địch, toàn bộ kíp lái hy sinh. Từ 1973 - 1974 bộ đội Tăng thiết giáp tham gia đánh địch lấn chiếm tại Cửa Việt. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao Chiến dịch Hồ Chí Minh, bộ đội Tăng thiết giáp là một trong những lực lượng xung kích: tốp xe tăng của Quân đoàn 2 gồm xe tăng 843, 390... tiến vào dinh Độc Lập, đồng chí Bùi Quang Thận đại đội trưởng xe tăng là người cắm cờ trên dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

3. Phần thứ ba: Bộ đội Tăng thiết giáp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 đến nay)./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Di tích Địa đạo kháng chiến Nam Hồng (huyện Đông Anh)
    Đi trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, qua khỏi cầu Thăng Long khoảng hơn 2km về phía bắc, chúng ta đến vùng đất của xã Nam Hồng, với những cánh đồng lúa, màu tươi tốt và các nhà máy, công trường cùng các công trình kiến trúc dân dụng đang mọc lên san sát, đang đô thị hóa và biến đổi hàng ngày. Qua vùng quê này, hẳn ít ai có thể tin rằng trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây, đã là một vùng quê máu lửa, chiến trường khốc liệt. Nằm ở phía tây huyện Đông Anh, giáp giới với địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc, vùng giáp ranh quyết liệt giữa ta và địch, cách Hà Nội - trung tâm sào huyệt đầu não của địch khoảng 10km.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Tăng thiết giáp (quận Cầu Giấy)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO