Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích Nhà tù nhà rượu Gia Lâm (quận Long Biên)

Sơn Dương (t/h) 02/10/2023 15:15

Nhà tù nhà rượu Gia Lâm ở số 2 phố Long Biên II, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, phía nam giáp đê sông Hồng, phía tây giáp với phố Long Biên I, phía đông là khu dân cư phường Ngọc Lâm. Hiện nay khu di tích cách mạng kháng chiến Nhà tù nhà rượu Gia Lâm do xí nghiệp kho vận thuộc công ty thiết bị điện và vật liệu dân dụng sử dụng để kinh doanh sản xuất.

tuong-niem.jpg
Nơi tưởng niệm Di tích Nhà tù nhà rượu Gia Lâm.

Tại Nhà tù nhà rượu Gia Lâm Hà Nội (trước là xưởng rượu tư nhân), từ cuối năm 1947 đến 1954, thực dân Pháp đã giam cầm, tra tấn hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ đồng bào ta.

Ông Nguyễn Khắc Khoan - nguyên tù nhân tại Nhà tù nhà rượu Gia Lâm nay là Phó trưởng ban thường trực Ban liên lạc nhà tù kể lại: Sau khi lực lượng của ta tạm thời rút ra ngoài thành phố để tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ, thực dân Pháp dùng khu vực sản xuất của Nhà máy rượu Gia Lâm làm trại giam tù binh số 4, đến năm 1949 đổi là số 44, đến năm 1950 đổi là số 21. Trại nằm trong khu vực hệ thống đồn bốt địch như cầu Long Biên, đường 5, sân bay Gia Lâm. Giặc giam giữ tại đây những cán bộ chiến sĩ các lực vũ trang, các cán bộ hội viên các ngành dân chính đảng và nhân dân mà chúng bắt được trong những đợt vây ráp càn quét ở các vùng tạm chiếm và các đợt chúng tấn công ra vùng tự do. Số tù binh của toàn trại 21 trước năm 1950 có khoảng 1000 người sau tăng lên 2000 người, đột xuất có lúc lên tới 3000 người, trong số này thường có 30 - 50 phụ nữ.

Đời sống anh chị em tù phải nằm đất, ẩm thấp bẩn thỉu, có nhiều đêm không đủ chỗ nằm phải ngồi dựa lưng vào nhau mà ngủ, không khí ngột ngạt khó thở. Ăn uống vô cùng cực khổ: một nắm cơm nhỏ trộn gạo mục với đậu tương, 1 miếng cá khô thối, canh rau muống già, nước canh đen như nước cống, nước rửa mặt không đủ. Khổ nhất là phụ nữ không có nước để vệ sinh hàng ngày, nhiều người bị khủng bố, hãm hiếp, bệnh tật, ghẻ lở không có thuốc điều trị, sức khoẻ sa sút nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, một số đảng viên trung kiên đã tập hợp nhau lại bàn biện pháp đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc của địch, biến nhà tù thành trường học, chờ thời cơ thuận lợi trở về với Đảng tiếp tục chiến đấu. Năm 1950, giặc Pháp mở nhiều đợt tấn công ra vùng tự do và nhiều cuộc vây ráp trong vùng địch tạm thời kiểm soát nên số tù binh ở trại tăng lên 2000 người. Để lãnh đạo các cuộc đấu tranh, tháng 4/1950 chi bộ Đảng đầu tiên của trại được chính thức thành lập. Đồng chí Đắc tức Đức Huệ, cán bộ của Sở Công an Hà Nội được cử làm Bí thư, đồng chí Hải tức Cách, cán bộ đại đội 108 mặt trận Hà Nội và đồng chí Học nguyên Bí thư Đảng bộ xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì là chi uỷ viên.

Ban chi uỷ đã tập trung bàn kế hoạch biện pháp nhằm thực hiện 3 nhiệm vụ lớn:

- Lợi dụng mọi hình thức công khai hợp pháp để hoạt động. - Nắm bằng được các cương vị, điều hành của trại, tìm mọi cách vô hiệu hoá người của giặc cử ra.

- Động viên mọi người đoàn kết, thường xuyên củng cố lòng yêu nước, quý trọng đồng đội và nhân dân chống mọi biểu hiện cầu an dao động, kiên quyết đấu tranh chống đàn áp khủng bố, hãm hiếp, tạo mọi điều kiện để cải thiện đời sống tinh thần, vật chất, tổ chức anh chị em trốn khỏi nhà giam.

Trong trại giam đã tổ chức một lớp văn hoá ban ngày, lớp văn hoá ban đêm cho người chưa biết chữ. Lợi dụng các ngày lễ như Quốc tế Lao động, sinh nhật Bác Hồ, lễ Noel... ta đấu tranh buộc địch cho anh em nghỉ làm cỏvê (corvée) bên ngoài. Đấu tranh đòi cải thiện đời sống cũng đạt kết quả: đòi bọn nhà thầu phải giao đủ lượng gạo, không nhận gạo mục, đỗ tương mọt, cá mắm dòi, rau già...

Một số lính Pháp đánh đập tù binh, hãm hiếp phụ nữ, bọn sĩ quan binh lính nguy lấy cớ khám xét để tước quà của gia đình tiếp tế cho tù binh, ta đấu tranh quyết liệt buộc chúng phải dừng tay. Ta còn cảnh giác với âm mưu dùng “Khổ nhục kể” của giặc, phát hiện kịp thời tên Lâm Tiến là người của phòng nhì Pháp đưa vào, ta đã cảm hóa tên này buộc hắn phải tự thú và thường xuyên báo cho ta âm mưu của địch để kịp thời đối phó.

Đấu tranh trong trại giam của địch là việc làm hết sức khó khăn, nguy hiểm, Chi bộ cộng sản trại tù số 21 đã có các chủ trương đúng, sách lược khôn khéo, tổ chức thực hiện cụ thể, giữ được bí mật, đoàn kết anh em, cảnh giác phát hiện kẻ địch, động viên được anh em giữ vững ý chí chiến đấu nên sau Hiệp định Giơnevơ được trở về với Tổ quốc, với nhân dân.

Nhà tù nhà rượu Gia Lâm hiện còn hai trụ cổng có chòi canh, hệ thống nền móng nhà trại giam và tháp nước để sản xuất rượu là bằng chứng vật chất ghi lại sự kiện lịch sử đó./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam không?
    Theo Khoản 2, Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định, trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hoà bình, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam...
  • Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024
    Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức từ ngày 15/9 đến 25/11. Độc giả có thể tham gia đề cử thông qua Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) và trang web chính thức của Giải Mai Vàng (maivang.nld.com.vn).
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ gì
    Sao hôm nay cô người yêu của anh lại buồn thế nhỉ?/ Em ra đây để tìm cảm hứng cho đề tài sắp tới, thế mà đến giờ vẫn chưa nghĩ ra được gì cả, trong khi đó sắp hết thời hạn đăng ký rồi/ Đề tài là gì? anh có giúp được gì không?/ Bây giờ thanh niên đang phát động viết về chủ đề biển đảo quê hương...
  • Hà Nội: Thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4762/QĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
  • Hội An quy định chỉ hộ gia đình văn hóa mới được làm lưu trú đón khách
    Theo quy định mới, ngoài việc đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa tiêu biểu", các hộ gia đình đón khách cần có sinh hoạt gắn liền với các hoạt động truyền thống như sản xuất, kinh doanh nghề thủ công, hoặc các hoạt động văn hóa - nghệ thuật để du khách có thể tham gia trải nghiệm.
  • Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ
    Tối 15/9, UBND quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa năm 2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.
  • Nhiều nhà hát tổ chức đêm nghệ thuật quyên góp ủng hộ người dân vùng lũ
    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các chương trình nghệ thuật phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện đạo lý tương thân tương ái, đoàn kết của dân tộc, kêu gọi nhân dân cả nước đồng lòng hướng về hỗ trợ đồng bào và các địa phương đang gánh chịu hậu quả nặng nề của bão lũ.
  • Huyện Quốc Oai ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau mưa lũ
    Ngày 15/9, huyện Quốc Oai tổ chức lễ phát toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
Di tích Nhà tù nhà rượu Gia Lâm (quận Long Biên)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO