Du lịch bốn phương

Khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung”

Hương Giang 26/03/2024 11:00

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai trương vận hành đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung”.

z5285037481289_1f49556c57a3cea987b116854d68b88e.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng tại Ga Huế.

Ngày 26/3, tại Ga Huế (số 2 đường Bùi Thị Xuân, TP Huế) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức lễ khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng hành trình “Kết nối di sản miền Trung”. Đến dự có ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Trần Chí Cường – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế và ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng đại diện các sở ban ngành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Tại lễ khai trương, ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung” được khai trương trong dịp Chào mừng 49 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế và ngày giải phóng TP Đà Nẵng, hướng đến kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đường sắt Việt Nam ra đời đã 143 năm có mạng lưới 3.143 km và đi qua 34 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 300 khu ga. Việc đưa vào khai thác đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” là một trong những nỗ lực kết nối vùng, quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, là sản phẩm mới và là sản phẩm vận tải kết hợp du lịch, một phân khúc trải nghiệm du lịch lịch sử, văn hóa, di sản độc đáo và thú vị.

Hành trình Huế - Đà Nẵng sẽ đưa du khách đi qua đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” và đến Đà Nẵng với bờ biển đẹp, đặc biệt du khách có thể đón bình minh và ngắm hoàng hôn trên vịnh Lăng Cô.

Theo đó, hàng ngày Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 4 tàu mang số hiệu HĐ1, HĐ2, HĐ3 và HĐ4 đi lại giữa Huế - Đà Nẵng với tên gọi hành trình “Kết nối di sản miền Trung” bao gồm 5 toa xe ghế mềm (có điều hoà) và 1 toa xe sinh hoạt cộng đồng phục vụ các chương trình văn hoá, ẩm thực địa phương. Cụ thể, tại Ga Huế tàu HĐ1 xuất phát lúc 7h45 đến Ga Đà Nẵng lúc 10h35 và tàu HĐ3 xuất phát tại Ga Huế lúc 14h25 đến Đà Nẵng 17h40, tại Ga Đà Nẵng tàu HĐ2 xuất phát lúc 7h50 đến Ga Huế lúc 11h05 và tàu HĐ4 xuất phát tại Ga Đà Nẵng lúc 15h00 đến Ga Huế 17h45.

z5285030182817_ea33a15cfe57419e3d5d2dc197c46190.jpg
Nhân viên tại Ga Huế kiểm tra vé cho hành khách.
z5285036150077_b931ae573fddd2886e26f99cc6e70e2f.jpg
Hành khách lên tàu từ Ga Huế vào Ga Đà Nẵng.
z5285035341770_450518deb44732d8475005e142ff83db.jpg
Sau khai trương hành khách trải nghiệm du lịch trên tàu.
z5285035159244_3fcf9c60bec983afaa946c83ef5ebef1.jpg
Trên tàu hành khách sẽ được thưởng thức âm nhạc.
z5277094016544_a824965a239a3482f7e4831d6352a56f.jpg
Hành trình Huế - Đà Nẵng đoàn tàu sẽ đi qua đèo Hải Vân.

Hành trình Huế - Đà Nẵng với thời gian di chuyển 3 tiếng và các đoàn tàu sẽ dừng đỗ tại ga Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) 10 phút để hành khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp, check- in… ở vịnh Lăng Cô. Việc đưa vào khai thác đoàn tàu khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần trong việc đảm bảo kết nối đi lại giao thông của người dân giữa hai TP Huế và TP Đà Nẵng mà đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” hứa hẹn sẽ trở thành một sản phẩm trải nghiệm thú vị dành cho du khách quốc tế và trong nước khi đến miền Trung Việt Nam với nhiều dịch vụ mới, khác biệt và mang đặc trưng vùng miền./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Khai trương đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO