Chính sách & Quản lý

Tìm giải pháp phát triển phố nghề Lãn Ông

Khánh Quỳnh 20/04/2024 16:45

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.

Phố nghề Lãn Ông là một nét đẹp văn hóa lâu đời của Thủ đô Hà Nội. Tuyến phố có hơn 40 hộ kinh doanh Đông Nam dược và khám chữa bệnh, trong đó có những hộ gia định đã “cha truyền con nối” duy trì nghề truyền thống được hàng trăm năm. Tuy nhiên phố nghề đang đứng trước nguy cơ mai một với nhiều khó khăn, thách thức.

df496c0436289876c139.jpg
Tọa đàm có sự tham gia đông đảo chuyên gia, đại biểu đến từ nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau.

Phát biểu mở đầu tọa đàm, bà Trần Thị Thúy Lan – Phó Trưởng ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội khẳng định vị trí, vai trò của nghề Đông y trong y học và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời nhấn mạnh đến giá trị của phố nghề Thăng Long - Hà Nội trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế - du lịch Thủ đô.

b43315ce43e2edbcb4f3.jpg
Các chủ tọa trong buổi tọa đàm.

Tại tọa đàm, các ý kiến, tham luận đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về phố nghề Lãn Ông, từ lịch sử, thực trạng phát triển cũng như giải pháp thúc đẩy phát triển phố nghề truyền thống.

Th.S Phạm Thị Thanh Nhàn – Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm với tham luận “Thực trạng công tác phát triển Đông y và phố nghề Lãn Ông; định hướng giải pháp phát triển đáp ứng yêu cầu gắn kết phát triển Đông y, phố nghề Lãn Ông với với du lịch và bảo tồn di sản văn hóa Đông y” đã nhấn mạnh những thách thức trong việc gìn giữ nghề thuốc Đông Nam dược truyền thống. Bên cạnh đó đề ra các giải pháp phục hồi, chấn hưng tuyến phố.

Cũng đề cập tới vấn đề này, bác sĩ Quách Tuấn Vinh – Chủ tịch Hội Đông y Hoàn Kiếm đưa ra những giải pháp cụ thể trong phát triển phố nghề truyền thống gắn với du lịch. Theo ông, hướng đi mới cần triển khai đó là: chỉnh trang tuyến phố, tăng cường hình thức du lịch chăm sóc sức khỏe, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các nhà nghề để phát triển bền vững.

2c5d29ee61c2cf9c96d3.jpg
Bác sĩ Quách Tuấn Vinh phát biểu tại tọa đàm.

Bà Trần Thị Tuyết Mai – đại diện các hộ trên phố nghề Lãn Ông đề nghị chính quyền và các cơ quan quản lí y tế tạo điều kiện cho những hộ kinh doanh trên phố nghề khắc phục khó khăn để tiếp tục phát triển các bài thuốc quý.

Ngoài ra, tọa đàm còn có thêm những tham luận, chia sẻ về: Lịch sử hình thành và phát triển Đông y – Quá khứ và hiện tại, xu hướng kết hợp du lịch và Đông y trên địa bàn quận Hoàn Kiếm); Tư tưởng nhân văn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông”; Phổ biến nhanh Nghị định 96-2023-ND-CP hướng dẫn Luật khám chữa bệnh trọng tâm về Y học cổ truyền…

Cùng với việc chỉ ra những tiềm năng, thách thức trong việc phát triển phố nghề Lãn Ông, những đề xuất mà các tham luận đề cập tới trong tọa đàm góp phần tháo gỡ vướng mắc, gợi mở hướng đi mới trong việc gìn giữ và phát triển bền vững phố nghề Lãn Ông nói riêng, nghề đông y nói chung./.

Bài liên quan
  • UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
    Ngày 21/11 vừa qua, tại Đại hội đồng UNESCO lần 42 thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025", trong đó có đại danh y Lê Hữu Trác của Việt Nam...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Tìm giải pháp phát triển phố nghề Lãn Ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO