Văn hóa – Di sản

UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Văn Thiện 09:19 22/11/2023

Ngày 21/11 vừa qua, tại Đại hội đồng UNESCO lần 42 thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025", trong đó có đại danh y Lê Hữu Trác của Việt Nam...

7f5ac8845fc6b698efd7-1646182418851704384674.jpg
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791)

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các "Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025", trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Đánh giá về nghị quyết vừa được UNESCO thông qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp cho biết việc UNESCO vinh danh danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam là sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của cá nhân danh y đối với xã hội, cộng đồng, nhất là tư tưởng nhân văn “sống vì mọi người” và tinh thần “học tập suốt đời”, là những giá trị mà tổ chức đang thúc đẩy. Nghị quyết được toàn thể thành viên UNESCO thông qua là sự khẳng định rõ ràng nhất về những đóng góp to lớn của người Việt Nam trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, đồng thời thể hiện sự lan tỏa tài năng, trí tuệ của người Việt Nam trên trường quốc tế.

Như vậy đến nay, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh và cùng kỷ niệm năm sinh/năm mất của các cá nhân tiêu biểu của Việt Nam như kỷ niệm 600 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Trãi (1980); 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990); 250 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Du (2015); 650 năm Ngày mất của nhà giáo Chu Văn An (2019); 200 năm Ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (2021); 250 năm Ngày sinh, 200 năm Ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (2021) và 300 năm Ngày sinh của Danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2023).

Đây là kết quả của việc thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030, qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Đây cũng là thành quả của sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ trong thời gian qua của Bộ Y tế, UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hưng Yên với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, các chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791), nguyên quán thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) và quê mẹ ở xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Đại danh y Lê Hữu Trác không chỉ là một nhà y dược học vĩ đại mà còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, có tinh thần nhân đạo sâu sắc. Sau khi mất, ông được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, thể hiện qua những tác phẩm đồ sộ mà giá trị còn mãi đến ngày nay. Ông đã để lại cho hậu thế một tàng thư y học, một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật... vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam và được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Năm 2024 sẽ tròn 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Nhân dịp này, việc UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một sự ghi nhận to lớn đối với những công lao, đóng góp, cống hiến của ông cho nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như thế giới./.


Bài liên quan
  • Khám phá Giảng Võ trường và bộ sưu tập hóa thạch tại Bảo tàng Hà Nội
    Chào mừng kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2005 - 23/11/2023, Thực hiện Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 31/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các sáng kiến ra nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2023, Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày các chuyên đề: Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê, Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch, Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại.
(0) Bình luận
  • Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô được UNESCO ghi danh Di sản Thế giới liên biên giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp đã thông qua Quyết định phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới đáng kể của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam), bao gồm Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào), với tên gọi: “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô” trong danh sách Di sản Thế giới.
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Việt Nam có 2 hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 47
    Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới đang diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp) xem xét hai hồ sơ Di sản thế giới của Việt Nam gồm hồ sơ liên tỉnh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc và Hồ sơ đa quốc gia Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Việt Nam và Lào).
  • Nghệ thuật chèo tỉnh Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghệ thuật Chèo tỉnh Bắc Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.
  • Tháp Bà Pô Nagar nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
    Di tích Tháp Bà Ponagar có niên đại xây dựng từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 13, hiện còn bảo lưu 14 đạo sắc phong và 28 đơn vị minh văn trên các bia ký cùng nhiều hiện vật quý hiếm. Đặc biệt, tượng nữ thần Ponagar/Thiên Y A Na được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật tạo hình điêu khắc, phản ánh bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm.
  • Độc đáo kiến trúc chùa Huyền Không
    Chùa Huyền Không (phường Kim Long, TP Huế) có phong cách kiến trúc độc đáo mới lạ là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc phật giáo của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO