Văn hóa – Di sản

Miếu Diều (huyện Đan Phượng) được xếp hạng Di tích lịch sử nghệ thuật

Việt Thương 21/11/2023 15:35

Di tích lịch sử nghệ thuật miếu Diều hay còn gọi là miếu Châu Trần (huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật cấp Thành phố.

120231121080921.jpg
Miếu Diều (huyện Đan Phượng).

Bá Dương Nội là một làng cổ thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Trước đây, làng thuộc xã Bá Dương, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người dân làng Bá Dương Nội vẫn giữ gìn, vun đắp, duy trì nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, như: Lễ hội rước bánh dày, lễ hội thi thả diều vào 15-3 Âm lịch. Trong đó, lễ hội thả diều đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn hóa dân gian năm 2004.

Gắn với lễ hội thả diều và thú chơi diều ở làng Bá Dương Nội là tín ngưỡng thờ thần linh châu thổ tại ngôi miếu Châu Trần (còn gọi là miếu Diều).

Việc miếu Diều được công nhận di tích lịch sử nghệ thuật không chỉ là sự ghi nhận, tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của di tích mà còn xác lập cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học cho việc bảo tồn phát huy các giá trị lâu dài cho di tích.

UBND Thành phố Hà Nội giao UBND huyện Đan Phượng chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; UBND xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) quyết định thành lập Ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghiên cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND thành phố Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông
    Lễ mừng thọ của người M’nông ở huyện Lắk là một trong hai di sản của tỉnh Đắk Lắk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022. Lễ mừng thọ của người M’nông thường tổ chức vào tháng 1 - 2 dương lịch hằng năm, sau khi đã kết thúc mùa nương rẫy.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Miếu Diều (huyện Đan Phượng) được xếp hạng Di tích lịch sử nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO