Văn hóa – Di sản

“Dòng chảy di sản trong thành phố sáng tạo”: Chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo của quận Hoàn Kiếm

Yến Ly 20/11/2023 06:09

Tối 19/11, tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ khai mạc chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 với chủ đề “Dòng chảy di sản trong thành phố sáng tạo”.

Tới dự Lễ khai mạc có ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT-DL); bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội; bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; ông Trương Minh Tiến - Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội; ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Bí thư Thường trực quận ủy Hoàn Kiếm; ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban ngành Trung ương, các Hiệp hội của Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm, các phường; cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ và đông đảo bà con nhân dân…

km7.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu tại Lễ khai mạc.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Đây là năm thứ 3 liên tiếp, quận Hoàn Kiếm tham gia Lễ hội do Thành phố tổ chức, nhằm thực hiện cam kết của Hà Nội trong mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Chương trình “Dòng chảy di sản trong thành phố sáng tạo” là cơ hội để các nghệ sĩ, các nghệ nhân gặp gỡ đưa ra những ý tưởng, thử nghiệm gắn kết với những di sản vốn đã rất quen thuộc với người dân, du khách; và tạo ra những tác phẩm mới, không gian mới đầy hấp dẫn.

Các hoạt động hưởng ứng Lễ hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bao gồm: các không gian triển lãm cùng nhiều chương trình nghệ thuật, giới thiệu tranh Trúc Chỉ, nghệ thuật sơn mài, nghệ thuật con giống bột, nghệ thuật nhân tượng, trình diễn thời trang, biểu diễn âm nhạc truyền thống và hiện đại…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm hi vọng sau những hoạt động này, các nghệ sĩ, nghệ nhân và các đơn vị sẽ tiếp tục có những sáng kiến nhằm hỗ trợ quận Hoàn Kiếm trên hành trình gìn giữ, sáng tạo để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; Lễ hội sẽ tiếp tục khẳng định sức sống, nguồn lực sáng tạo và bản sắc của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng; Khuyến khích hình thành cộng đồng sáng tạo, kết nối đa lĩnh vực công nghiệp văn hóa khác nhau như kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế; Hình thành các nền tảng sáng tạo, nhằm phát huy các nguồn lực văn hóa truyền thống của Hà Nội, truyền cảm hứng và tạo động lực cho sự phát triển đô thị bền vững.

“Chúng tôi mong muốn được giới thiệu những định hướng phát triển mới của quận Hoàn Kiếm, giới thiệu những tiềm năng, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực sáng tạo, thu hút sự quan tâm trong kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước”, ông Nguyễn Quốc Hoàn nhấn mạnh.

km6.jpg
Họa sĩ, nhà giám tuyển Nguyễn Thế Sơn.

Một trong những điểm nhấn đáng kể của chuỗi hoạt động có thể kể tới triển lãm tranh Trúc Chỉ với tên gọi “THẮM”. Thể hiện sự chín mùi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc Chỉ. Thông qua khả năng biểu hiện, phạm vi sáng tạo, và sự thích ứng với đời sống đương đại mà Trúc Chỉ đã đạt được trong chặng đường 10 năm qua. Đây là dịp để Trúc Chỉ giới thiệu những họa sĩ tài năng của mình, đặt dấu mốc cho hành trình 10 năm tiếp theo đoàn kết, hòa hợp cùng nghiên cứu phát triển, đưa Trúc Chỉ trở thành một giá trị văn hóa mới của Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm “THẮM” cho hay: Họa sĩ Phan Hải Bằng - người sáng lập Trúc Chỉ đã có hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển Trúc Chỉ. Ngoài khả năng phát triển về nghệ thuật tạo hình, Trúc Chỉ đã phát triển và có những ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực nghệ thuật thiết kế. “Trong tuần Lễ hội này, chúng tôi muốn thông qua triển lãm để giới thiệu nhiều góc cạnh về cách tiếp cận nghệ thuật Trúc Chỉ ở dạng đồ họa nghệ thuật; cũng như giới thiệu nhiều ứng dụng trong tạo hình nghệ thuật ở những tác phẩm độc lập của nhiều nghệ sĩ sáng tạo Trúc Chỉ như cách họ sử dụng sơn dầu, sơn mài”, hóa sĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ.

km4.jpg
Đại diện lãnh đạo quận Hoàn Kiếm tặng hoa cho đại diện các tổ chức, cá nhân đã phối hợp, tham gia trong chuỗi hoạt động “Dòng chảy di sản trong thành phố sáng tạo”.

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc, công chúng được thưởng lãm các tiết mục nghệ thuật đặc sắc giữa không gian triển lãm tranh Trúc Chỉ đầy những góc nhìn mới mẻ. Bên cạnh đó là màn trình diễn thời trang với bộ sưu tập áo dài “Thiên Di” của nhà thiết kế Vũ Việt Hà, do Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Hoàn Kiếm tổ chức cùng sự tham gia của nhóm mẫu EMMY./.

Một số hình ảnh khác trong ngày Khai mạc chuỗi hoạt động “Dòng chảy di sản trong thành phố sáng tạo”:

km5.jpg
Một tiết mục văn nghệ chào mừng trong Lễ khai mạc.
km1.jpg
Tiết mục trình diễn thời trang áo dài - bộ sưu tập "Thiên Di" của NTK Vũ Việt Hà, nhóm mẫu EMMY.
km12.jpg
Triển lãm tranh Trúc Chỉ "THẮM" thu hút công chúng.
km10.jpg
Một góc trưng bày tranh Trúc Chỉ tại triển lãm "THẮM".
km9.jpg
Một góc trưng bày tranh Trúc Chỉ tại triển lãm "THẮM".
km5.jpg
Bài liên quan
  • Lan tỏa giá trị của nghệ thuật Trúc Chỉ trong đời sống hiện nay
    Chiều ngày 19/11, tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm “Trúc Chỉ trong đời sống hiện nay”. Đây là sự kiện bên lề của Triển lãm “THẮM - Hành trình xây dựng một Giá trị Việt mới” nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023.
(0) Bình luận
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số
    Định danh số 10 cổ vật triều Nguyễn và ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp Apple Vision Pro.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
“Dòng chảy di sản trong thành phố sáng tạo”: Chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo của quận Hoàn Kiếm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO