Văn hóa – Di sản

Triển lãm “Khám phá quần thể di tích Điện Phụng Tiên”

Hương Giang 21/11/2023 15:15

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Fulda – Cộng hòa Liên bang Đức (GEKE) tổ chức triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên” vào ngày 20/11.

1.jpg
Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.

Triển lãm được tổ chức nằm trong khuôn khổ khuôn khổ Dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021 – 2026” giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với GEKE. Triển lãm là sự mô phỏng các công trình tại Điện Phụng Tiên được thể hiện bằng hình ảnh minh hoạ trên các tấm kính trong suốt cùng khoảng cách lắp đặt tầm nhìn phù hợp mang lại cho du khách trải nghiệm hoàn thiện về loại hình phục chế ảo dưới dạng chồng lớp trực quan của không gian hiện có với mô hình đồ họa của ngôi điện.

Điện Phụng Tiên (Đại nội Huế) là một trong năm miếu/điện thờ quan trọng của triều Nguyễn và ban đầu có tên là điện Hoàng Nhân được xây dựng vào năm Gia Long thứ 13 (1814) ở bắc Triệu Miếu để thờ Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (Chính thất của hoàng đế Gia Long). Về sau, điện trở thành nơi thờ cúng các vị hoàng đế và hoàng hậu triều Nguyễn.

Năm 1929 hoàng đế Minh Mạng đổi tên là Điện Phụng Tiên và năm 1837 cho dời điện Phụng Tiên về vị trí hiện nay. Lúc này, cấu trúc của Điện Phụng Tiên được dựng theo “cách thức Thế Miếu, đổi làm 9 gian, miếu ở đằng trước, điện ở đằng sau”. Khuôn viên điện Phụng Tiên gồm có 5 công trình chính là chính điện, Đông- Tây Phối điện, Tả- Hữu Tòng Viện và nhiều công trình phối thuộc khác như hệ thống cổng, cửa, bình phong, bể cạn – non bộ…

Năm 1947 Điện Phụng Tiên đã bị phá hủy chỉ còn lại các cổng, hệ thống tường bao quanh và bức bình phong sau ngôi điện. Từ năm 2017 đến nay, quần thể Điện Phụng Tiên đã được khôi phục thông qua dự án hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức để bảo tồn các cấu trúc còn lại, hồi sinh hình dáng và chức năng ban đầu của quần thể.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung, từ năm 2020 – 2023 dự án đã bảo tồn, phục hồi bình phong hậu, các cổng và bức tường bao quanh công trình, tái hiện hình ảnh di tích Điện Phụng Tiên thông qua hoạt động phục chế ảo tổng thể kiến trúc Điện Phụng Tiên. Trong giai đoạn này đã đào tạo kỹ thuật cho 11 học viên dự án là các họa sỹ, thợ thủ công lành nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, tổ chức khám phá về di tích Điện Phụng Tiên cho 13 lớp với gần 200 em sinh viên, học sinh với các chương trình như “Tô màu di sản, Bảo tồn di sản, Trò chơi trí nhớ Nghệ thuật Huế, Sáng tạo 3D, Frescoc- Kỹ thuật vẽ truyền thống cho tranh tường, trang trí công trình và trùng tu”.

2.jpg
Các đại biểu tham quan triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.

Triển lãm giúp du khách có cơ hội tìm hiểu về kiến trúc, đời sống tâm linh thời Nguyễn cũng như những giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật thời kỳ này thông qua phục dựng ảo Điện Phụng Tiên. Dự án đã một lần nữa khẳng định sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương và Bộ Ngoại giao CHLB Đức cũng như của các tổ chức nghiên cứu chuyên môn đến từ Đức trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế – ông Hoàng Việt Trung cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Ấn tượng Triển lãm ký họa “Lấp lánh di sản”
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2023 với chủ đề "Dòng chảy" kết nối và tôn vinh giá trị chuyển dịch mới từ nền tảng di sản và cộng đồng sáng tạo, diễn ra từ ngày 17-26/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm và nhiều địa điểm khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Khám phá quần thể di tích Điện Phụng Tiên”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO