Văn hóa – Di sản

Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hà Oai 06/07/2025 07:21

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

z6774572626920_2bda17efbfa2232a44e0436dc3732a16.jpg
Bún bò Huế.

Ngày 5/7, tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi danh “Bhuôih Haro Tơme – Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu và “Tri thức dân gian về Bún bò Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2204/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2025 ghi danh “Bhuôih Haro Tơme – Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở xã Nam Đông, xã Long Quảng, xã Khe Tre (Thành phố Huế) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Lễ hội mừng lúa mới (Bhuôih Haro Tơme) là nghi lễ nông nghiệp tiêu biểu, phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người – thiên nhiên – thần linh trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu diễn ra sau mỗi mùa thu hoạch. Lễ hội mang ý nghĩa tạ ơn thần linh, đặc biệt là thần lúa Giàng Haro đã ban cho bản làng mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên và no ấm.

img_4913.jpeg

Lễ hội được gìn giữ và truyền nối qua nhiều thế hệ là nét đặc trưng trong chu trình canh tác lúa truyền thống của người Cơ Tu, đồng thời là dịp quan trọng để cộng đồng sum họp, vui chơi và thắt chặt tình đoàn kết. Nghi lễ có thể diễn ra trong phạm vi từng gia đình hoặc quy mô cộng đồng toàn bản làng với các hoạt động cúng tế, hiến sinh, múa chiêng trống, điệu múa Pađil Yayă, ẩm thực truyền thống và trang trí cột tế Xơnur đầy biểu tượng.

Việc ghi danh lễ hội Bhuôih Haro Tơme vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia thể hiện sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu. Kết quả của quá trình sưu tầm, lập hồ sơ khoa học công phu do Phân viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch miền Trung phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Huế cùng với các nghệ nhân, già làng và cộng đồng thực hiện, đồng thời là động lực để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong đời sống xã hội đương đại.

Tri thức dân gian về Bún bò Huế

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ký Quyết định số 2203/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2025 đưa “Tri thức dân gian về Bún bò Huế” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian. Bún bò Huế không chỉ là món ăn nổi tiếng cả nước và quốc tế mà còn là kết tinh của hàng trăm năm tri thức dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn liền với đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng và các làng nghề truyền thống như làng bún Vân Cù, Ô Sa phản ánh sâu sắc tâm hồn, phong cách sống và văn hóa ẩm thực của người Huế.

Được biết, năm 2014 Bún bò Huế được chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Anthony Boudain giới thiệu trên kênh truyền hình CNN của Mỹ “là món súp tuyệt vời nhất mà tôi từng nếm thử”, năm 2016 Bún bò Huế đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á đưa vào danh sách Top 100 món ăn đạt giá trị châu Á, năm 2023 Taste Atlas - trang ẩm thực quốc tế xếp Huế ở vị trí 28 trong 100 thành phố có các món ăn ngon nhất thế giới, trong đó món Bún bò Huế được coi “là những món ngon xứ Huế phải thử khi đến đây”.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tri thức dân gian chế biến Bún bò Huế đã được gìn giữ và phát huy bởi cộng đồng cư dân, đặc biệt là các nghệ nhân ẩm thực như Nghệ nhân Mai Thị Trà, Nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy, Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, Nghệ nhân Phan Tôn Gia Hiền... với tay nghề tinh xảo, họ đã bảo tồn các bí quyết nấu bún bò từ khâu chọn nguyên liệu, cách hầm nước dùng, nêm nếm gia vị đến trình bày món ăn, góp phần khẳng định đẳng cấp và hồn cốt món đặc sản Bún bò Huế.

Bún bò Huế được ghi danh di sản không chỉ khẳng định giá trị văn hóa ẩm thực Huế mà còn tạo nền tảng pháp lý, động lực quan trọng để Thành phố Huế tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị di sản trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển du lịch, kinh tế - văn hóa địa phương. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Huế sẽ phối hợp cùng các sở, ngành, nghệ nhân và cộng đồng tiếp tục triển khai các hoạt động truyền dạy, tôn vinh, quảng bá di sản, góp phần lan tỏa giá trị di sản ‘Tri thức dân gian về Bún bò Huế” đến với công chúng trong và ngoài nước, để Bún bò Huế không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà còn là biểu tượng văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phở Đệ Nhất Thanh - Truyện ngắn của Huỳnh Trọng Khang
    Con vàng anh yếm cam nghiêng đầu rỉa cánh. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa vào sáng, nhúm lông vũ bé bỏng như đốm lửa hoang dã bập bùng trong chiếc lồng treo trước nhà chú Xè.
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO