Chính sách & Quản lý

Bộ VHTT&DL yêu cầu xây dựng Báo cáo quốc gia di sản Hát Ca trù trong Danh sách Khẩn cấp của UNESCO

Kim Thoa 07:11 06/05/2025

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương vừa ký Công văn số 1833/BVHTTDL-DSVH về việc xây dựng Báo cáo quốc gia di sản Hát Ca trù trong Danh sách Khẩn cấp của UNESCO.

ca-tru-2.jpg
Nghệ nhân, kép đàn, ca nương làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) thực hành Hát Ca trù tại đền thờ tổ nghề.

Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Công văn nêu rõ, thực hiện Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, các quốc gia thành viên phải gửi UNESCO Báo cáo quốc gia về tình trạng một di sản được ghi danh và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Theo định kỳ (4 năm/lần đối với từng di sản trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - sau đây gọi tắt là Danh sách khẩn cấp), năm 2025, Việt Nam phải gửi UNESCO Báo cáo định kỳ quốc gia về tình trạng di sản Hát Ca trù được ghi danh vào Danh sách khẩn cấp.

Để chuẩn bị cho việc xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và cộng đồng chủ thể di sản nghiên cứu xây dựng Báo cáo về tình trạng bảo vệ di sản Hát Ca trù (từ năm 2022 đến năm 2025) theo nội dung Đề cương kèm theo, bảo đảm thực hiện chế độ báo cáo và cam kết của quốc gia thành viên sau khi di sản văn hóa phi vật thể Hát Ca trù được UNESCO ghi danh.

Báo cáo của các tỉnh/thành phố gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 30 tháng 9 năm 2025 (qua Cục Di sản văn hóa) để có cơ sở tổng hợp, xây dựng báo cáo của quốc gia gửi UNESCO theo đúng thời gian quy định./.

Xem Đề cương nội dung cung cấp thông tin xây dựng báo cáo định kỳ về thực trạng bảo vệ Hát Ca trù gửi UNESCO tại đây.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Tập đoàn Mường Thanh khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên
    Ngày 7/5/2025, thành phố Điện Biên Phủ sẽ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng mới của sự sang trọng, tiện nghi bậc nhất giữa núi rừng Tây Bắc.
  • Hà Nội dự kiến tuyển sinh đầu cấp theo tiêu chí "học gần nhà" từ năm học 2026-2027
    "Nếu áp dụng bản đồ số để phân tuyến tuyển sinh, sẽ tính toán được khoảng cách từ nhà đến trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh, phụ huynh trong việc đi lại", lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay,
Đừng bỏ lỡ
Bộ VHTT&DL yêu cầu xây dựng Báo cáo quốc gia di sản Hát Ca trù trong Danh sách Khẩn cấp của UNESCO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO