Văn hóa – Di sản

Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số

Thụy Phương 14:20 16/05/2025

Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.

Sự kiện nhằm giới thiệu những giá trị tinh hoa của nghệ thuật Phật giáo thời Lý, giai đoạn được xem là đỉnh cao trong lịch sử mỹ thuật Đại Việt.

z6607304964146_55d34f4c670267d4e34f9d4da4afd2bc(1).jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày.

Phật giáo thời Lý (thế kỷ XI – XIII) đạt đến thời kỳ cực thịnh, trở thành quốc đạo và là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các lĩnh vực nghệ thuật. Kiến trúc chùa tháp thời kỳ này mang đậm bản sắc Việt, thể hiện trình độ kỹ thuật và tư duy thẩm mỹ vượt trội, đồng thời phản ánh tư tưởng Phật giáo Thiền tông kết hợp nhuần nhuyễn với văn hóa bản địa. Những công trình tiêu biểu như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Long Đọi... không chỉ là nơi thờ tự mà còn là tác phẩm nghệ thuật thể hiện triết lý tôn giáo và tinh thần dân tộc.

z6607304985383_d88bf16ddc59269fbb0634e40120f0e6.jpg
Trưng bày giới thiệu những giá trị tinh hoa của nghệ thuật Phật giáo thời Lý.

Điêu khắc Phật giáo thời Lý được đánh giá là tinh tế và độc đáo, với hình thức phong phú như tượng tròn, phù điêu, chạm lộng… mang phong cách thanh thoát mà uy nghi. Các tác phẩm thường thể hiện hình tượng Bồ Tát, thần linh, vũ công… trong tư thế nhẹ nhàng, sống động, biểu hiện sự gắn kết giữa nghệ thuật cung đình và văn hóa dân gian.

Đồ gốm thời Lý nổi bật với các dòng men ngọc, men trắng ngà, men nâu là một thành tựu khác của nghệ thuật Phật giáo giai đoạn này. Họa tiết trang trí mang đậm yếu tố Phật giáo như hoa sen, rồng, chim phượng... được thể hiện bằng kỹ thuật khắc chìm, dán nổi, khuôn in… tạo nên những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ và tâm linh cao.

Đặc biệt, nghệ thuật âm nhạc và vũ đạo Phật giáo thời Lý là một phần không thể thiếu trong nghi lễ tôn giáo. Đây là sự kết tinh giữa âm nhạc truyền thống dân gian, cung đình và yếu tố ngoại sinh từ Ấn Độ, Trung Hoa, được Việt hóa một cách sâu sắc. Dưới sự bảo trợ của triều đình, âm nhạc Phật giáo trở thành một phương tiện truyền bá giáo lý, tổ chức nghi lễ và biểu đạt đức tin trong cộng đồng.

z6607300875725_de965992949359bfe877925917e5932b.jpg
z6607300854109_f5cc439fa7c5d6d3271c8101937b557d.jpg
z6607300834412_ef569edaddb098c3a09d650aa2d2ca3a.jpg
z6607300815023_ff95f7c4d14a3d49619c9d40e2a2eba9.jpg
z6607300782891_f13c1e043d520a4161b0463e7ef7f5ae.jpg
Một số hiện vật được giới thiệu tại triển lãm.

Với chủ đề xuyên suốt là “di sản và công nghệ”, trưng bày tuyển chọn 14 hiện vật tiêu biểu từ kho di sản Phật giáo thời Lý hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Các hiện vật được “hồi sinh” bằng công nghệ hiện đại như trình chiếu 3D mapping, hologram, digital revival, gauze projection… tạo nên không gian trải nghiệm sinh động, trực quan và cuốn hút. Khách tham quan không chỉ được chiêm ngưỡng hiện vật mà còn có cơ hội cảm nhận những giá trị văn hóa sâu xa ẩn chứa sau từng họa tiết, đường nét, chuyển động.

Trưng bày kéo dài đến tháng 7/2025, hứa hẹn mang đến cho công chúng những trải nghiệm đa chiều, góp phần lan tỏa tình yêu di sản, nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa trong thời đại số./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
    Chiều 27/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo thông tin nhanh về kỳ thi.
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO