Mỹ thuật

Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Thụy Phương 17:38 12/11/2024

Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.

Vua Hàm Nghi (1871-1944) tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, là hoàng đế thứ tám của vương triều Nguyễn. Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Năm 1888, vua bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày ở Algiers (thủ đô Algeria) năm 1889. Ông sống tại một biệt thự trên khu đồi El Biar, cách thủ đô Algiers khoảng 12 km, vẫn giữ theo phong tục nước nhà cho đến khi qua đời tháng 1 năm 1944.

Trong thời gian bị lưu đày, ông đã được học hội họa và điêu khắc từ những bậc thầy như họa sĩ Marius Reynaud, nhà điêu khắc Léon Fourquet và Auguste Rodin. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm với những tình cảm dành cho quê hương Việt Nam và trưng bày tại các gallery ở Paris (Pháp). Trước khi tạ thế, ông đã để lại một gia tài nghệ thuật gồm 91 bức tranh và các tác phẩm điêu khắc khác. Nhiều tác phẩm của ông được giới nghệ thuật biết đến qua các cuộc đấu giá và triển lãm tại Pháp.

tranh.jpg
Tác phẩm “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi.

Bức tranh sơn dầu “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” do vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908, thể hiện quang cảnh đồng quê gần nhà ông ở Algiers. Năm 1926, bức tranh đã được triển lãm tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris.

Theo TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, bức tranh này là một trong những tác phẩm quan trọng của vua Hàm Nghi. Đây là một ví dụ tiêu biểu cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi, trong đó có ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu ấn tượng, với kỹ thuật gần như là chấm điểm. Vua Hàm Nghi vẽ thiên nhiên và tìm cách thể hiện ánh sáng trong những rung động tinh tế nhất của nó. Chính việc tìm kiếm sự tinh tế này đã thúc đẩy ông suốt cuộc đời không ngừng hoàn thiện kỹ thuật vẽ. Ông đặc biệt yêu thích thử thách bắt được khoảnh khắc hoàng hôn, một khoảnh khắc rất ngắn ngủi, với những gam màu đầy hoài niệm, cho phép ông thể hiện, qua mọi sắc thái màu sắc và bầu không khí, cảm xúc và khát vọng vươn lên trên hoàn cảnh lưu đày của mình.

111(1).jpg
Tiến sĩ Amandine Dabat trao giấy chứng nhận tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Tôi muốn trao tặng bức tranh này cùng với thời điểm phát hành cuốn sách, được biên soạn từ luận án tiến sĩ của tôi và đã được dịch sang tiếng Việt. Cuốn sách này giúp bạn đọc Việt Nam hiểu rõ toàn bộ bối cảnh của tác phẩm của vua Hàm Nghi và từ đó đánh giá đúng vị trí của bức tranh này trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Như vậy, công chúng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận những nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật của tôi về vua Hàm Nghi vào thời điểm họ khám phá tác phẩm của ông. Tôi hi vọng rằng việc trao tặng bức tranh này sẽ mở đường cho việc trao tặng tác phẩm khác của vua Hàm Nghi, để công chúng Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về di sản nghệ thuật của ông”, TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat cho hay.

tac-pham-2.jpg
Tác phẩm “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khẳng định, việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh có ý nghĩa rất lớn đối với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng, và với nền mỹ thuật Việt Nam nói chung. Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng. Tác phẩm “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
  • Triển lãm "Nam Tước - Hồn Của Đất": Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
    Triển lãm gốm "Nam Tước - Hồn Của Đất" là một không gian nghệ thuật, là nơi giao lưu, trao đổi giữa nghệ sĩ và công chúng yêu gốm. Qua đó, tôn vinh giá trị truyền thống và khơi dậy niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử "tinh hoa" qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO