Đời sống văn hóa

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng hiện vật, trưng bày tại Di tích Quốc gia Thành Tân Sở

Phúc Lâm 11:40 08/11/2024

Các hiện vật mà vua Hàm Nghi dùng trong thời gian ở Pháp và khi bị lưu đày tại Algeria đã được đưa về trao tặng và trưng bày để bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Quốc gia Thành Tân Sở (Quảng Trị).

z6011163856794_603f2dade068c59827e205328aac44e4.jpg
Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng hiện vật cho huyện Cam Lộ (Quảng Trị) và trưng bày tại Di tích Quốc gia Thành Tân Sở.

Ngày 7/11, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sỹ Cần Vương - Di tích Quốc gia Thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra buổi tiếp nhận các hiện vật của vua Hàm Nghi. Đây là những vật dụng vua Hàm Nghi dùng trong thời gian ở Pháp cũng như khi bị lưu đày ở Algeria.

Theo đó, Tiến sĩ Amandine Dabat - Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng một ống điếu hút thuốc bằng gỗ khảm xà cừ của vua Hàm Nghi thường dùng trong thời gian ở Pháp, Bát và đũa ăn cơm cùng ống đựng tăm mà vua Hàm Nghi dùng trong thời gian bị lưu đày ở Alger. Các hiện vật trên được hậu duệ của vua Hàm Nghi bảo quản tại Pháp trước khi đưa về Việt Nam trao tặng và trưng bày ở Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sỹ Cần Vương, ngoài còn có 29 bức tranh (bản sao) do vua Hàm Nghi vẽ.

Trong khuôn khổ buổi lễ, cũng diễn ra sự kiện ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sỹ ở Alger” do Tiến sĩ Amandine Dabat nghiên cứu và biên soạn. Nội dung cuốn sách ghi chép về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi trong vai trò một vị vua yêu nước và là một họa sĩ tài hoa trong thời gian ông lưu vong tại Pháp và Alger.

Tại buổi tiếp nhận, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) Trần Anh Tuấn cho biết, việc tiếp nhận các kỷ vật và ra mắt sách về vua Hàm Nghi là sự kiện quan trọng nhằm tri ân vị vua yêu nước, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích Quốc gia Căn cứ thành Tân Sở hướng đến Kỷ niệm 140 năm Ngày vua Hàm Nghi ban “Dụ Cần Vương” (13/7/1885 - 13/7/2025).

Gần 140 năm trước, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng Thành Tân Sở với định hướng trở thành “kinh đô kháng chiến” phòng khi có biến cố ở Kinh thành Huế. Ngày 5/7/1885, Kinh thành Huế thất thủ nên vua Hàm Nghi cùng tùy tùng đã ra Căn cứ Thành Tân Sở và đã ban “Dụ Cần Vương” hiệu triệu mọi tầng lớp nhân dân phò vua chống Pháp.

Vua Hàm Nghi (1871-1944) tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, năm 1884 Nguyễn Phúc Ưng Lịch được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13 lấy niên hiệu Hàm Nghi. Sau khi Kinh đô Huế thất thủ năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Tân Sở (nay thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Vua Hàm Nghi bị bắt ngày 30/10/1888 rồi bị đày sang Algeria (châu Phi) sinh sống tại một biệt thự ở khu đồi El Biar và cách thủ đô Alger khoảng 12km cùng với vợ con cho đến khi mất.

z6011163675047_d9f4cf513cae0dacac4e9380069ea636.jpg
Các hiện vật sẽ được trưng bày tại Di tích Quốc gia Thành Tân Sở.
z6011163671518_9c09462504078838fb38e804504924ce.jpg
Bát và đũa ăn cơm mà vua Hàm Nghi dùng trong thời gian bị lưu đày ở Alger.
z6011163668970_000b907a5d5e2ebf23c61f0221315087.jpg
Hậu duệ của vua Hàm Nghi trao tặng các hiện vật quý cho huyện Cam Lộ.

Hiện nay, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã quy hoạch Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở với diện tích khoảng 25ha với mong muốn từng bước phục hồi, tôn tạo di tích để xứng tầm với vai trò, vị trí lịch sử của một “kinh đô kháng chiến” của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng hiện vật, trưng bày tại Di tích Quốc gia Thành Tân Sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO