Hai bảo vật của vua Hàm Nghi ra mắt công chúng

Thạch Vũ| 11/01/2023 13:18

Hai bảo vật là bức tranh do vua Hàm Nghi tự vẽ và ống điếu bằng gỗ mà nhà vua thường dùng khi còn sống lần đầu tiên trình làng trước công chúng tại Huế.

Chiều 10/1, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức khai mạc không gian trưng bày "Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật" tại nhà Tế Tửu - Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế).

Giới thiệu bức tranh của vua Hàm Nghi khi bị lưu đày

Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng 31 bản sao các tác phẩm nghệ thuật là tranh, tượng do vua Hàm Nghi sáng tác khi bị lưu đày ở Algers. Công chúng cũng được giới thiệu các hình ảnh về cuộc đời của nhà vua từ khi lên ngôi, giai đoạn chống Pháp với phong trào Cần Vương và giai đoạn bị lưu đày tại Algers.

Đặc biệt, triển lãm còn giới thiệu đến công chúng bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ với tựa đề "Hồ trên dãy núi Alpes". Bức tranh được xác định do vua Hàm Nghi vẽ tại Pháp vào khoảng năm 1900 - 1903.

z4031953596466_6c9ef1807c22b9de17e68a1b448e35f7.jpg
Bức tranh "Hồ trên dãy núi Alpes" do vua Hàm Nghi vẽ khi bị lưu đày.

Bức tranh sơn dầu trên vải này có chiều dài là 40,5cm, cao 27,5cm. Bức tranh do một nhà sưu tập không nêu tên tặng lại cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trưng bày.

Đây là lần đầu tiên một bức tranh do chính vua Hàm Nghi vẽ được trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng tại Việt Nam.

Ống điếu hút thuốc của vua Hàm Nghi từng dùng

Cũng tại buổi triển lãm, một chiếc ống điếu hút thuốc bằng gỗ được khảm ốc xà cừ cũng được trưng bày.

z4031954679581_7c4812b08431285e2a0a98d0b8a6da03.jpg
Chiếc ống điếu được làm bằng gỗ và khảm ốc xà cừ mà vua Hàm Nghi từng dùng.

Chiếc ống điếu này do cô Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi - tặng lại cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Chiếc ống điếu cao 20,1cm, sâu 8,8cm và là vật dụng được vua Hàm Nghi đem theo từ Việt Nam sang Algers. Thường ngày, vua Hàm Nghi dùng chiếc ống điếu này để hút thuốc. Trên chiếc ống điếu còn được khảm một bài thơ bằng chữ Hán tinh xảo.

Cô Amandine Dabat cho biết chiếc ống điếu này được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác như một kỷ vật quý giá của nhà vua. Trong lần về Việt Nam này, cô đã quyết định tặng chiếc ống điếu này lại cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế để trưng bày đến công chúng.

Ngoài ra trung tâm cũng mong muốn hợp tác hơn nữa với các tổ chức, cá nhân trong việc nỗ lực hồi hương các cổ vật, di vật, tác phẩm nghệ thuật quý giá của Việt Nam đang lưu lạc nước ngoài.

Bài liên quan
  • Khai trương Hệ thống vé điện tử tại Quần thể Di tích Cố đô Huế
    Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm 2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) đã tiến hành xây dựng và nâng cấp hệ thống vé điện tử của Trung tâm trên nền tảng web (hướng đến tích hợp trên nền tảng app mobile) phục vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động bán vé của Trung tâm, triển khai tại tất cả các địa điểm bán vé thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
(0) Bình luận
  • Những phát hiện mới giúp nhận diện rõ Chính điện Kính Thiên
    Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây được xem là những kết quả khảo cổ học nổi bật trong năm 2024.
  • Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
    Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hai bảo vật của vua Hàm Nghi ra mắt công chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO