Hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển

Thạch Vũ| 13/12/2022 10:36

Ngày 12/12/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị quyết 159/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022.

z3955224912471_907cf0554fa532545bae928706dbe2b3.jpg
Nội dung trọng tâm được Chính phủ xác đinh là bảo tồn di sản văn hóa phải đi đôi với việc giữ cho di sản văn hóa "sống" được cùng thời gian.

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng Đề nghị xây dựng Luật di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; đẩy mạnh phân công, phân cấp và xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển, giữa các vấn đề liên quan tới quyền văn hóa, quyền con người vì mục tiêu phát triển bền vững.

Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng kết kỹ lưỡng việc thực hiện Luật di sản văn hóa hiện hành, đánh giá cụ thể những vướng mắc, bất cập, nguyên nhân chủ quan, khách quan và cơ sở thực tiễn của các quy định cần sửa đổi, xác định rõ phạm vi điều chỉnh cần bao quát của dự án Luật, tránh khoảng trống pháp lý bảo đảm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền "hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa".

Nghiên cứu, xác định những chính sách cụ thể để bảo đảm tính khả thi khi thực hiện việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời đánh giá kỹ lưỡng, sâu sắc, toàn diện đổi với từng chính sách, bảo đảm nội dung đánh giá tác động chính sách theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phů).

Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung chính sách về phân cấp, phân quyền trong quản lý di sản văn hóa theo hướng các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương có trách nhiệm ban hành thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện, phân bổ nguồn lực và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng,... làm cơ sở cho các cơ quan địa phương quản lý di sản văn hóa đúng quy định, vừa phát huy giá trị của di sản văn hóa, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tăng cường nguồn lực tài chính cho địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

Đánh giá tác động rõ hơn về sự cần thiết của việc xây dựng "bảo tàng số"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo nghiên cứu cơ chế đầu tư phù hợp để khuyến khích đầu tư tư nhân hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công - tư tham gia vào quá trình bảo tồn, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững; đánh giá tác động rõ hơn về sự cần thiết của việc xây dựng "bảo tàng số", làm rõ phương thức đầu tư cho bảo tàng là từ nguồn vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước hoặc thực hiện xã hội hóa.

Làm rõ sự cần thiết, tính khả thi khi quy định thành lập Quỹ di sản văn hóa trong Luật nhằm bảo đảm thực hiện đúng Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, theo đó Chính phủ đang rà soát, sắp xếp lại các Quỹ có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với ngân sách nhà nước hoặc không còn phù hợp.

Phân tích, làm rõ sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc chính sách ưu đãi thuế trong dự án Luật theo hướng hạn chế việc sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành, mà thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế; rà soát các chính sách về phí, lệ phí để tăng nguồn lực phát triển di sản văn hóa cho các địa phương, cơ sở.

Chính phủ giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để đưa dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 theo quy định.

Bài liên quan
  • Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
    Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định) - một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam. Tọa lạc tại số 3, đường Lê Trực, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có khuôn viên rộng 6.330 m2, tòa nhà chính giữa có diện tích 1.185m2 và một số nhà phụ dùng làm các kho tàng trữ cổ vật và sân vườn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO