Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Hải Truyền| 12/12/2022 13:54

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định) - một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam. Tọa lạc tại số 3, đường Lê Trực, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có khuôn viên rộng 6.330 m2, tòa nhà chính giữa có diện tích 1.185m2 và một số nhà phụ dùng làm các kho tàng trữ cổ vật và sân vườn.

z3952531219216_86849d7cae91a252e858e8b6aa91971d.jpg
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhìn từ trên cao.

Được ghi nhận là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế. Sau đó, theo thời gian Bảo tàng đã nhiều lần được thay đổi tên gọi: Tàng Cổ Viện Huế (năm 1947), Viện Bảo tàng Huế (năm 1958), Nhà trưng bày Cổ vật (năm 1979), Bảo tàng Cổ vật Huế (năm 1992), Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế (năm 1995) và cuối cùng là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, những cổ vật của vua chúa triều Nguyễn vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tại đây.

z3952531291261_5c88ffdb66b937aa802aaa8ad3722afb.jpg
Khuôn viên và chính diện của Bảo tàng Cung đình Huế.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu trữ và trưng bày các sưu tập cổ vật Huế xưa, phần lớn có xuất xứ từ cung đình nhà Nguyễn như: sưu tập đồ sứ, sưu tập đồ pháp lam, sưu tập trang phục cung đình, sưu tập ấn triện, sưu tập nhạc khí dùng trong các cuộc lễ tế, sưu tập tranh gương, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng và khảm cẩn, sưu tập súng thần công thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Ngoài ra, bảo tàng còn có một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc Champa độc đáo và đa dạng.

z3952531324047_4bf9b6935b669fcd8a01e8558718f526.jpg
Chiếc mũ đại triều của quan văn Chánh nhất phẩm triều Nguyễn có niên đại vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Điện Long An, nơi trưng bày chính của Bảo tàng, là một trong những tòa kiến ​​trúc cung đình đẹp nhất Việt Nam ngày nay. Đây là một di tích quan trọng nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. Điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Điện Long An, nằm ở bờ bắc sông Ngự Hà trong Kinh thành, là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ bằng gỗ được xây dựng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” với 128 cột, trên các cột có chạm khắc tứ linh và hơn 1.000 bài thơ bằng chữ Hán. Cung điện này là một dạng "biệt cung" của vua Thiệu Trị, là nơi nghỉ ngơi của vua sau lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu xuân ở khu ruộng gần đó. Điện cũng là nơi nhà vua tới thưởng ngoạn phong cảnh, tiêu khiển mỗi khi rời khỏi Hoàng thành. Nơi đây được trang trí nội ngoại thất cực kỳ phong phú, giàu tính nghệ thuật và rất thanh nhã. Nơi này trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn.

z3952531344145_106bf10282ed1c9d06a0958ba13ae083.jpg
Áo Nhật Bình của cung tần triều Nguyễn là loại áo có cổ xẻ ở giữa, cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật trang trí trước ngực.

Bảo tàng cũng là nơi còn cất giữ hàng ngàn hiện vật khác do triều đình nhà Nguyễn cho sản xuất tại chỗ, đặt làm, hoặc mua từ nước ngoài, và do các phái bộ ngoại giao mang đến biếu tặng. Nhiều nhất ở đây là đồ sứ men lam, thường được gọi là "Bleu de Hue".

Với số lượng lớn hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, du khách đến tham quan có cái nhìn tổng thể về lịch sử của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

z3952527954631_6aa4001ab5147f2bdad5019c52e066e2.jpg
Khu cổ vật Chàm với các tác phẩm điêu khắc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao và loại hình phong phú với xuất xứ cụ thể.

Trong khuôn viên Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, còn có một nhà kho khác lưu trữ hơn 80 hiện vật Chàm được sưu tầm tại vùng châu Ô, châu Lý ngày xưa, và mang ra từ Trà Kiệu trong những cuộc khai quật khảo cổ học tại đó vào năm 1927. Riêng các hiện vật Chàm đã từng được những nhà nghiên cứu đánh giá là những di sản văn hóa quý hiếm không chỉ của vùng Viễn Đông mà còn của thế giới.

z3952586410992_4607757dbd43533b55a98dfaf7e2f3e4.jpg
Sách kỹ thuật của người An Nam được trưng bày tại bảo tàng. Đây là sách kết hợp giữa mô tả và minh họa bằng hình ảnh về các ngành nghề, sinh hoạt, tín ngưỡng của người dân vùng Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là một di tích quan trọng nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993. Di tích này cũng được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1997.

Bài liên quan
  • Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Chương trình Giáo dục di sản “Hành trình Lịch sử”
    Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia. Thời gian gần đây ngoài hoạt động tiếp đón các đoàn tham quan, nghiên cứu thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn là nơi tổ chức chương trình Giáo dục di sản với chủ đề “Hành trình Lịch sử” để giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO