Chính sách & Quản lý

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi

Hương Giang 22/10/2024 19:52

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về sử dụng bản sao các bức tranh sơn dầu và hình ảnh gia đình vua Hàm Nghi nhằm để trưng bày tại thành Tân Sở.

464224481_1091195976343880_5914105389819266809_n.jpg
Đoàn công tác của UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đến làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (ảnh: Di tích Huế).

Ngày 22/10, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với đoàn công tác UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) để chia sẻ và hướng dẫn sử dụng tài liệu là bản sao các bức tranh sơn dầu và hình ảnh gia đình vua Hàm Nghi. Các tài liệu do Tiến sĩ Amandine Dabat - Nhà nghiên cứu Lịch sử Nghệ thuật (hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi) trao tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vào tháng 8/2022 và ủy quyền cho phép huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đồng sử dụng.

Buổi làm việc với mục đích giúp huyện Cam Lộ thành lập Trung tâm trưng bày về vua Hàm Nghi tại thành Tân Sở (Quảng Trị). Theo đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hướng dẫn về các phương pháp trưng bày triển lãm, đồng thời hỗ trợ huyện Cam Lộ trong việc sắp xếp không gian và truyền tải ý nghĩa sâu sắc của các tác phẩm nghệ thuật sơn dầu của vua Hàm Nghi. Việc hợp tác và chia sẻ nguồn tư liệu triều Nguyễn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với mong muốn giúp công chúng Quảng Trị được tiếp cận rộng rãi và sâu hơn về cuộc đời, tài năng nghệ thuật của vua Hàm Nghi.

Ban đầu thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) là một đồn binh được nhà Nguyễn lập ra trước năm 1877 có nhiệm vụ trấn giữ một vùng biên giới phía tây Quảng Trị tiếp giáp với Ai Lao, từ năm 1867 - 1883 thành Tân Sở được củng cố thành Nha Sơn phòng nằm trong hệ thống các đồn lũy kho tàng ở vùng rừng núi hiểm trở dọc theo dãy Trường Sơn.

Năm 1883 thành Tân Sở được nâng cấp và xong năm 1885. Sau khi cuộc phản công năm 5/7/1885 (tức là 23-5 Ất Dậu), Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi (1871 – 1943, có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch) ra Quảng Trị rồi lên Tân Sở ngày 9/7/1885.

z5956459628565_1d168b1898c756f7543ea884fb2bdd75(1).jpg
Khu Di tích thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).

Chính tại thành Tân Sở, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và toàn thể nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và chiếu Cần Vương thành phong trào rộng khắp cả nước trong hai năm 1885 - 1887 và kéo dài đến những năm 1896 - 1898 mới chấm dứt. Thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 1995.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Quận Hoàn Kiếm tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
    Chiều 18/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024; chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) và kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024).
Đừng bỏ lỡ
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO