Mỹ thuật

Đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi vẽ ở Pháp

Hương Giang 15:27 26/08/2023

Bộ sưu tập tranh có số lượng nhiều và đầy đủ nhất của vua Hàm Nghi với 19 bức tranh vẽ trong thời gian bị lưu đày sẽ được đưa ra đấu giá dự kiến vào ngày 22/9 ở Pháp.

tranh-ve-cu-a-vua-ha-m-nghi-2-6313-6966-1692967431.jpg
Bức tranh "Mặt trời lặn tại thôn quê" (Soleil couchant sur la campagne) do vua Hàm Nghi vẽ năm 1911 sắp được đấu giá ở Pháp (Ảnh: Drouot).

Theo Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Tiến sĩ Amandine Dabat (cháu của vua Hàm Nghi) thông tin có 19 bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ sẽ được đấu giá tại trung tâm đấu giá Drouot (Pháp) do nhà đấu giá Lynda Trouvé tổ chức, dự kiến vào chiều ngày 22/9.

Theo tiến sĩ Amandine Dabat, hiện khoảng 100 bức tranh của vua vẽ lúc sinh thời còn lưu giữ được. Còn 19 bức tranh đấu giá lần này thuộc sở hữu một nhà sưu tập tư nhân và có nguồn gốc từ Henri Aubé - lính Pháp đóng quân tại Hà Nội từ năm 1907 đến 1909.

Nhà đấu giá cho biết, rất có thể Henri Aubé đã ở lại bệnh viện quân y nhiệt đới ở Vichy để chữa bệnh, giống nhiều sĩ quan đóng quân ở các thuộc địa vào thời đó. Từ năm 1909 đến 1913, vua Hàm Nghi thường xuyên đến cơ sở này và cả hai được cho là quen biết thông qua một người bạn chung - Henri de Gondrecourt.

Giới chuyên môn nhận định đây là bộ sưu tập tranh có số lượng nhiều và đầy đủ nhất của vua Hàm Nghi được đấu giá. Giá khởi điểm của mỗi bức khoảng từ 3.000 - 5.000 euro (dao động 78 triệu đến 130 triệu đồng). Trong loạt tranh có bức Mặt trời lặn tại thôn quê (Soleil couchant sur la campagne) có kích thước là 24,5x19 cm được vua Hàm Nghi vẽ vào năm 1911 bằng chất liệu tranh sơn dầu trên giấy carton, có đề ngày tháng, chữ ký và danh xưng của vua.

Vua Hàm Nghi (1871-1944) có tên húy là Nguyễn Phúc Minh (tự hiệu Ưng Lịch) lên ngôi năm 1884 khi mới 13 tuổi và là hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1885, sau khi Kinh đô Huế thất thủ vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô Algérie), qua đời vào năm 1944.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • [Podcast] Hà Nội – Thơ mộng và tinh khôi mùa hoa sưa
    Những ngày cuối tháng 3, dạo một vòng thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, ngẩng đầu lên bầu trời, nhận ra hoa sưa đã về từ khi nào trên từng con đường quen. Nếu mình để ý một chút, sẽ nhận ra cái màu trắng tinh khôi của hoa sưa nổi bật cả một con phố, sẽ thấy những con đường ngập trắng mùa hoa rụng, sẽ thấy thành phố đi qua mấy mươi mùa hoa bỗng hoá thật là nên thơ. Đâu đó lời ca “Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây” trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son ngân lên càng khiến
  • Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Mắt thành phố Hà Nội
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1743/QĐ-UBND ngày 26/3 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Mắt thành phố Hà Nội. Địa điểm: phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • Bất động sản vùng ven Hà Nội: Cơ hội đầu tư từ sự phát triển khu công nghiệp
    Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Thủ đô. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi vẽ ở Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO