“Le Violon d’Ingres” - bức ảnh lập kỷ lục đấu giá

Hải Truyền| 02/01/2023 09:43

Bức ảnh “Le Violon d’Ingres” của Man Ray đã được bán đấu giá 12,4 triệu USD (khoảng 292 tỷ VND) - đắt nhất từ trước đến nay.

z4006221852226_55670b17c49d44d56f804facd4b41ada.jpg
Bức "Le Violon d'Ingres" Man Ray của  vừa lập kỷ lục đấu giá.

Trong danh sách "Best of 2022" về những kỷ lục đấu giá ấn tượng năm qua do Thevalue tổng kết, “Le Violon d'Ingres” đứng đầu ở mục đấu giá ảnh. Con số được ấn định chỉ trong vòng 10 phút tại phiên của Christie's New York hồi tháng 5, gấp đôi mức dự đoán.

“Le Violon d'Ingres” do Man Ray thực hiện năm 1924, ghi lại tấm lưng trần của một phụ nữ, mô phỏng hình cây vĩ cầm với hình chữ f cách điệu. Ảnh kích thước 48,5x37,5 cm, chất liệu giấy ảnh bạc gelatin, ký "Man Ray 1924" ở phía dưới bên phải, đóng dấu mực đỏ "Original" ở mặt sau.

Nghệ sĩ kết hợp nhiều kỹ thuật để hoàn thành tác phẩm: Rayograph (ảnh chụp không sử dụng máy ảnh mà đặt các vật thể lên một loại giấy nhạy sáng và phơi dưới ánh sáng để ghi lại hình ảnh của chúng), vẽ tay, phơi sáng nhiều lần và chụp lại các bản in... Sau đó, Ray vẽ thêm các chữ f của nhạc cụ dây (như violin hoặc cello) trên bản in rồi phơi sáng để tạo ra bức ảnh cuối cùng.

Trong phần giới thiệu của nhà đấu giá, nhân vật trong ảnh là nàng thơ, người tình của Man Ray - Alice Prin, biệt danh là Kiki của Montparnasse. Trong cuốn tự truyện, nghệ sĩ cho biết lần đầu Alice Prin cởi đồ, phô bày vóc dáng tại studio, ông nghĩ đến bức tranh nổi tiếng Baigneuse de Valpinçon của họa sĩ tân cổ điển người Pháp Jean-Auguste-Dominique Ingres. Kiki ngồi làm mẫu ảnh trong tư thế tương tự nhân vật trong tranh. "Kiki cởi quần áo sau tấm bình phong và bước ra, đưa tay ra trước ngực, giống hệt bức tranh của Ingres. Thân hình của cô ấy truyền cảm hứng cho bất kỳ họa sĩ nào", ông viết trong tự truyện.

Theo TheValue, tiêu đề của tác phẩm cũng là một cách chơi chữ. Cụm từ "Violon d'Ingres" nghĩa đen là "Cây vĩ cầm của Ingres", chỉ niềm đam mê với vĩ cầm của họa sĩ Jean-Auguste-Dominique Ingres. Tuy nhiên, xuất phát từ một thành ngữ Pháp, cụm từ đó có nghĩa là "sở thích", ngụ ý bày tỏ niềm yêu thích của Ray với người tình Alice Prin.

Ray sau đó đã tạo ra một số bản sao cho bức ảnh, hiện nằm trong bộ sưu tập của Trung tâm Pompidou ở Paris, Bảo tàng J. Paul Getty ở Los Angeles...

Bản gốc được vợ chồng doanh nhân Melvin Jacobs mua từ nghệ sĩ vào năm 1962. Khi hai vợ chồng lần lượt qua đời năm 1993 và 2019, con gái của họ đã bán một phần bộ sưu tập nghệ thuật được thừa kế cho Christie's.

Trước đó, kỷ lục đấu giá ảnh là bức Rhein II của nhiếp ảnh gia người Đức Andreas Gursky với giá 4,3 triệu USD (101 tỷ đồng) tại Christie's New York vào năm 2011.

Man Ray (1890-1976) tên thật là Emmanuel Radnitzky, là nghệ sĩ người Mỹ nhưng dành phần lớn thời gian sự nghiệp ở Paris, Pháp. Ông là thành viên chính của phong trào Dada và Chủ nghĩa siêu thực. Tài năng nghệ thuật bộc lộ khi ông còn trẻ. Ông tìm tòi các tài liệu và thường xuyên đến các bảo tàng để nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông từ chối học bổng ngành kiến trúc để theo đuổi hội họa. Ban đầu, các tác phẩm của Ray chủ yếu lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể và biểu hiện.

Ông sau đó thử nghiệm với nhiếp ảnh, phát minh ra kỹ thuật Rayographs. Năm 1999, ông được tạp chí Artnews bình chọn là một trong 25 nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Bài liên quan
  • Trao giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam 2022
    Ngày 28/12, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng và trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam năm 2022, với sự tham dự của các khách mời và các họa sỹ từ mọi miền đất nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
“Le Violon d’Ingres” - bức ảnh lập kỷ lục đấu giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO