Mỹ thuật

Tranh "Chân dung mẹ tôi" của Nguyễn Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỉ đồng

PV (T/h) 01/04/2023 10:06

Kết thúc phiên đấu giá tại sàn Art Research Paris diễn ra tối 30/3 (sáng 31/3 giờ Việt Nam), bức tranh "Chân dung mẹ tôi" của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã được "gõ búa" với giá 200.000 euro (hơn 5 tỉ đồng).

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi, cháu ngoại của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, phiên đấu giá diễn ra chóng vánh, khởi điểm với giá 150.000 euro. Theo bước giá mười ngàn, nhảy lên 200.000 euro chưa đến 30 giây.

chan-dung-me-toi.jpg
Bức "Chân dung mẹ tôi" của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn.

Chỉ hơn một phút sau đó, trong sự ngỡ ngàng, phiên đấu giá kết thúc với tiếng búa gõ xuống, ấn định mức giá 200.000 euro cho bức tranh "Chân dung mẹ tôi".

Theo nhà đấu giá Art Research Paris, đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn. Bức tranh từng được dự đoán sẽ có giá kỷ lục, vượt bức tranh Chân dung cô Phượng của Mai Trung Thứ với 3,1 triệu USD.

Nhận xét về phiên đấu giá bức tranh Chân dung mẹ tôi, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi chia sẻ trên trang cá nhân: "Có một vài vấn đề cần nói: Trước khi đấu giá, kênh trực tuyến nhảy đi nhảy lại, rất nhiều người đấu online không vào được. Họ than phiền khi vào được thì đã đấu xong.

Một số thông báo rằng họ bị cọc cao và rất nhiều dân chuyên đấu không được vào do báo bị nợ bên này… Đấu giá một bức tranh là một cái “duyên” không nói trước được".

Ông cũng chúc mừng người đã đấu giá thành công bức tranh kinh điển với một giá "rất hời", và hy vọng một ngày nào đó người sưu tập có thể trưng bày cho công chúng được thưởng ngoạn tác phẩm của danh họa Nguyễn Nam Sơn.

Tranh "Chân dung mẹ tôi" vẽ bà Nguyễn Thị Lân ngồi trang nghiêm trên ghế. Bà đội mũ khăn và khoác áo theo Phật giáo truyền thống, quanh cổ là chuỗi tràng hạt, ngực đeo kim khánh "Tiết hạnh khả phong" do vua Bảo ban năm 1927, tay trên gối cầm quyển kinh.

Chân dung được khắc họa trang trọng, chừng mực. Nền tranh màu vàng đất, không có màu sắc rực rỡ mà trầm lắng, gợi cảm giác cổ kính với thời gian.

Góc phải bên trên có bốn chữ Hán "Gia từ cận tượng" (chân dung gần đây của mẹ tôi). Góc trái phía dưới ghi "Nam tử Nguyễn Văn Thọ bái họa" (con trai hiệu là Nam, tên Nguyễn Văn Thọ, lạy phục xuống vẽ). Dưới cùng có chữ ký "Nguyễn Nam Sơn, Hà Nội, 1930".

Tranh to khoảng 60 x 95cm, từng được trưng bày tại Triển lãm thuộc địa Paris 1931. Sau đó, được Huy chương bạc tại Salon des Artistes français, Paris 1932. Năm 1933, ông Sambuc - Chủ tịch Hội người Pháp tại Đông Dương đã mua tranh "Chân dung mẹ tôi"./.

Theo Thế Quang (Báo Tuổi Trẻ)

Danh họa Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) là người đầu tiên ở Đông Dương vẽ tranh sơn dầu theo trường phái ấn tượng. Ông cùng họa sĩ người Pháp Victor Tardieu đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được xem là “anh cả của nền mỹ thuật Việt”, người thầy của những họa sĩ lớn của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông đã sáng tác hơn 400 tác phẩm, đa dạng thể loại từ sơn dầu, lụa, thuốc nước đến mực nho, chì son. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như "Chợ Gạo bên sông Hồng", "Cò trắng và cá vàng", "Chân dung nhà nho", "Về chợ", "Thiếu nữ nông thôn"...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Những góc nhìn mỹ thuật sinh động về Hà Nội sức sống và niềm tin
    Nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 8/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm “Hà Nội - Sức sống và Niềm tin”.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Bức tranh panorama "Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới" tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ là địa điểm thu hút người dân đến thưởng lãm, check-in nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Nghệ thuật tạo hình tôn vinh "Hà Nội sức sống và niềm tin"
    70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin” diễn ra trụ sở Bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) từ 8/10 đến 22/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Hà Nội: Tổng kết và trao giải cho 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học Mầm non
    Sáng 21/10, tại Trung tâm văn hóa quận Tây Hồ, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học Mầm non thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025. Đây là hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam; Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội (1954 - 2024) và hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-2024).
  • Workshop kiến thức cốt lõi trong hành trình chăm sóc sức khỏe
    Nằm trong khuôn khổ sự kiện “5000 Bước Chân Hạnh Phúc”, SCI cũng tổ chức workshop dinh dưỡng với chủ đề "Dinh Dưỡng Nâng Thể Trạng Cho Người Bệnh Ung Thư" và workshop cắm hoa K-Blooming đã thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Tranh "Chân dung mẹ tôi" của Nguyễn Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỉ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO