Mỹ thuật

Gặp một Hà Nội rực rỡ và sâu lắng trong triển lãm “Hào khí Thăng Long”

Thụy Phương 04/03/2023 09:25

Cùng hội ngộ trong triển lãm “Hào khí Thăng Long” do nhà sưu tập Phan Minh Hà tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (từ 3/3 – 12/3/2023), những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Anh Thường và Vũ Hồng Ngọc mang đến cho người xem nhiều bất ngờ, thú vị và cũng đầy cảm xúc.

Trong số 23 tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm, 11 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Anh Thường chủ yếu là bức khổ lớn được thể hiện trên chất liệu sơn dầu, sơn mài và sơn khắc. Lộng lẫy, rực rỡ và lấn át không gian đó là điều mà người xem dễ dàng cảm nhận từ những tác phẩm này.

chua-thay-cua-hoa-si-nguyen-anh-thuong.jpg
Tác phẩm "Chùa Thầy" của họa sĩ Nguyễn Anh Thường.

Với lối tạo hình khúc chiết, nét vẽ phóng khoáng giàu chất biểu đạt, các tác phẩm của Nguyễn Anh Thường đưa người xem đến với những huyền thoại lịch sử hào hùng của dân tộc (tác phẩm “Huyền thoại dân tộc – tinh thần Thánh Gióng”); khúc tráng ca cách mạng (tác phẩm “Bạch Đằng”, “Điện Biên Phủ trên không”, “Thiếu nữ đất thép”; sự kỳ vĩ của thiên nhiên (các tác phẩm về đề tài Hạ Long) và đặc biệt vẻ đẹp sâu lắng của Thăng Long – Hà Nội (tác phẩm “Chùa Thầy”, “Văn Miếu - Quốc Tử Giám”, “Hà Nội trong sắc đỏ”, “Hà Nội 1930”).

Họa sĩ Nguyễn Anh Thường quê gốc ở Hải Hưng, nhưng ông đã sống trọn cuộc đời hội họa tại con phố nhỏ Nguyễn Thái Học ở Hà Nội. Những con phố cũng là đối tượng nghệ thuật đầu tiên đem đến cảm xúc đặc biệt cho cuộc đời của ông. Ông vẽ nhiều về phố Hà Nội bằng chất liệu sơn dầu, ngoài ra còn cả ký họa bút sắt và mực tàu. Hầu hết tranh về phố của họa sĩ dù tone màu tươi sáng hay trầm buồn đều có sắc độ tương phản sáng tối mạnh mẽ, giàu tình hiện thực và biểu hiện.

ha-noi-1930.jpg
Tác phẩm "Hà Nội 1930" của  họa sĩ Nguyễn Anh Thường.

Nhà sưu tập Phan Minh Hà – người lưu giữ toàn bộ và có hệ thống những tác phẩm sơn mài, sơn khắc khổ lớn đặc sắc và quan trọng nhất của họa sĩ Nguyễn Anh Thường cho biết anh quen họa sĩ Nguyễn Anh Thường đã gần 20 năm. Được tiếp xúc trao đổi cùng họa sĩ, chứng kiến quá trình sáng tạo của họa sĩ anh càng hiểu và trân trọng hơn những nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, say mê hết lòng với nghệ thuật của ông. Đến nay, dẫu đã 94 tuổi ông vẫn còn say sưa với những phác thảo, vẫn tâm huyết với nghề.

Trong bộ sưu tập của Phan Minh Hà, có nhiều bức anh đã "đặt hàng" họa sĩ vì thế anh đã chứng kiến ông trăn trở từ khi dựng phác thảo tới khi hoàn thành tác phẩm. “Biết tôi tổ chức triển lãm này, ông phấn khởi lắm, còn dặn tôi ghi lại những lời chê của người xem “để còn khắc phục” vì ông bảo họ có chê thì họ mới hiểu tác phẩm của mình”, nhà sưu tầm Phan Minh Hà bộc bạch.

Cùng với những bức vẽ khổ lớn của họa sĩ Nguyễn Anh Thường, 10 tác phẩm trên chất liệu sơn mài, sơn dầu và sơn khắc của họa sĩ Vũ Hồng Ngọc mang tới không gian triển lãm sự thanh bình, êm ả, bay bổng và rất đỗi nên thơ.

lang-phu-dong-cua-vu-hong-ngoc.jpg
Tác phẩm "Làng Phù Đổng" của họa sĩ Vũ Hồng Ngọc.

Nhà sưu tập Phan Minh Hà chia sẻ, anh luôn cảm nhận được chữ “tình” từ những bức vẽ của họa sĩ Vũ Hồng Ngọc. Hội họa của bà hướng tới sự giản dị, chân phương là cảm xúc ấn tượng về những di tích lịch sử đền, chùa cổ kính, những góc phố rợp tán cây vàng, đỏ thời khắc giao mùa, những bến sông nơi sơ tán, rặng tre bình yên ở vùng quê… Tất cả toát lên một tâm hồn nghệ thuật hồn hậu yêu thiên nhiên và đằm thắm tình người.

Những bức tranh của họa sĩ Vũ Hồng Ngọc được giới thiệu trong triển lãm này chính là một phần quan trọng trong rất nhiều thể loại tranh mà bà đã sáng tác trong gần 80 năm cuộc đời.

tranh-pho-hang-giay.jpg
Tác phẩm "Phố Hàng Giấy" của họa sĩ Vũ Hồng Ngọc.

Nếu “Ký ức sơ tán”, “Lũy tre làng”, “Tóc xanh” đưa người xem trở về với những ký ức một thời thì những bức vẽ về Hà Nội lại mang đến những cảm xúc sâu lặng về một Hà Nội cổ kính, linh thiêng, hào hoa.

Họa sĩ Vũ Hồng Ngọc từng chia sẻ cả tuổi trẻ của bà đã rất vất vả nên đến khi vẽ tranh bà rất muốn người thưởng thức cũng cảm thấy thanh thản đầu óc khi ngắm nhìn tranh của mình, thông qua tác phẩm, để truyền tải năng lượng an yên, hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Và điều này cũng đã được minh chứng qua những tác phẩm được nhà sưu tập Phan Minh Hà giới thiệu tại triển lãm.

trien-lam.jpg
Triển lãm thu hút nhiều công chúng tới thưởng lãm. Ảnh: Quang Hưng

Một điều khá thú vị là trong số 23 tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm thì có 2 tác phẩm được hai họa sĩ Nguyễn Anh Thường và Vũ Hồng Ngọc cùng thực hiện. Đó tác phẩm “Hào khí Thăng Long” vẽ năm 2010 đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tác phẩm “Ô Quan Chưởng” vẽ năm 2016. Dẫu hai phong cách khác biệt, hai cá tính sáng tạo riêng, nhưng với tình yêu dành cho Hà Nội và niềm đam mê nghệ thuật hai họa sĩ đã tạo nên những cộng hưởng trong nghệ thuật, đem đến sự hài hòa trong bố cục, màu sắc và chuyển tải tinh thần nội dung tác phẩm.

Nói về triển lãm này, nhà phê bình mỹ thuật Phạm Quốc Trung khẳng định: “Hào khí Thăng Long” như một sự tôn vinh sự nghiệp làm nghệ thuật và các tác phẩm hội họa của họa sĩ Nguyễn Anh Thường và họa sĩ Vũ Thị Hồng Ngọc. Qua đó, chia sẻ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của hội họa của hai tác giả tới cộng đồng.

Còn nhà sưu tập Phan Minh Hà thì trải lòng: “Triển lãm này như một sự bày tỏ lòng cảm ơn, tri ân sâu sắc tới hai họa sĩ, những gương mặt hội họa trải qua thời gian vẫn lịch lãm, đầy đam mê và thơ mộng, góp phần trù phú cho mùa màng mỹ thuật hiện nay”.

Họa sĩ Nguyễn Anh Thường (Nguyên Vũ) sinh năm 1930, là một trong những sinh viên xuất sắc của khóa Tô Ngọc Vân (1955 - 1957) trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Ông từng tham gia du kích Bắc Sơn, chiến đấu ở chiến trường Thượng Lào và có nhiều năm tháng gắn bó với vùng đất mỏ Quảng Ninh góp phần vào sự phát triển của phong trào mỹ thuật nơi đây. Từ năm 1959 - 1990, Nguyễn Mạnh Thường công tác tại xưởng phim đèn chiếu, vẽ trên 150 bộ tranh phim về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Họa sĩ Nguyễn Anh Thường đã 2 lần được Ủy ban Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc trao giải Nhất về tranh phim; được Huy chương Đồng tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990 với tác phẩm “Bến trăng”; có tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và một số sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.

Nữ họa sĩ Vũ Hồng Ngọc sinh năm 1945, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 1978. Bà từng gắn bó với Tổng công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ Artexport và Công ty Diafilm – Bộ Văn hóa với vai trò họa sĩ. Họa sĩ Vũ Hồng Ngọc đã được trao tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; có tranh trong các sưu tập tư nhân tại Hà Lan, Hungary, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.

Bài liên quan
  • Bản "hợp xướng" của sắc màu, hình khối và đường nét
    Từ ngày 15/02 đến ngày 19/02/2023, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Mỹ thuật “Hợp”. Trình làng công chúng trong một triển lãm khai xuân, “Hợp” hứa hẹn đem đến một không khí tươi mới, tràn đầy sức sống và cảm xúc cho người thưởng lãm.
(0) Bình luận
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
  • Khởi động cuộc thi UOB Painting of the Year năm thứ ba tại Việt Nam
    Cuộc thi UOB Painting of the Year – một trong những sự kiện mỹ thuật uy tín hàng đầu Đông Nam Á vừa chính thức bước vào mùa giải thứ ba tại Việt Nam. Đây là cuộc thi nghệ thuật thường niên lâu đời nhất tại Singapore, do Ngân hàng UOB khởi xướng từ năm 1982 nhằm phát hiện và tôn vinh các tài năng nghệ thuật trong khu vực.
  • Triển lãm tranh "Mùa xuân Hà Nội và Seoul" sắc màu hội họa giữa văn hóa Việt - Hàn
    Triển lãm tranh "Mùa xuân Hà Nội và Seoul" của họa sĩ Văn Dương Thành với màu sắc lộng lẫy nhưng êm dịu, thể hiện sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc.
  • Giới thiệu gần 200 cổ vật gốm Việt Nam qua triển lãm “Hành trình gốm Việt”
    Gần 200 cổ vật gốm Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ thời tiền sử đến thế kỷ thứ XX của 49 nhà sưu tầm được triển lãm tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
  • Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
    Sáng 25/4/2025, tại khuôn viên công viên Thống Nhất (phía mặt đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Bài ca thống nhất” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và lịch sử. Sự kiện do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/195
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Gặp một Hà Nội rực rỡ và sâu lắng trong triển lãm “Hào khí Thăng Long”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO