Đời sống văn hóa

Lễ hội “Ngưỡng vọng tiền nhân”, ngày giỗ Công chúa Huyền Trân

Hương Giang 11:13 19/02/2024

Tưởng nhớ công lao mở mang bờ cõi của công chúa Huyền Trân, tỉnh Thừa Thiên – Huế long trọng tổ chức lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân” tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế).

1.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình đánh trống khai hội tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân (ảnh: Đình Hoàng).

Nhằm tưởng nhớ công lao mở mang bờ cõi của công chúa Huyền Trân đối với sơn hà xã tắc, người con gái yêu thương và xinh đẹp của vua Trần Nhân Tông đã hy sinh tình yêu và hạnh phúc riêng của mình vì sự nghiệp lớn để đem về cho Đại Việt một vùng đất Châu Ô, Châu Lý vuông ngàn dặm… tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân” tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân (đỉnh núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP Huế) ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn). Lễ hội được tổ chức đúng ngày giỗ thứ 684 năm của Công chúa Huyền Trân.

Đến dự lễ hội có ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Ông Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng đông đảo người dân và du khách…

Sau nghi thức đánh trống khai hội, người dân và du khách đã dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân. Đây là những bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước. Lễ hội với nhiều hoạt động như Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dân an”, nghi lễ dâng hương tại điện Huyền Trân công chúa, dâng hương tại đền thờ vua Trần Nhân Tông và các hoạt động văn hóa thể thao như Bài chòi, biểu diễn võ cổ truyền, đẩy gậy, trình diễn thư pháp…

Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, lễ hội đền Huyền Trân nhằm quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Huế và thu hút du khách đến Huế. Đây là lễ hội mang tinh chất dân gian của xứ Huế thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tri ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước.

Cũng theo Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế, lễ hội mang ý nghĩa tri ân người đã có công lao mở đất, mở nước nhờ đó chúng ta mới có vùng đất Thừa Thiên - Huế tươi đẹp ngày hôm nay. Năm nay các hoạt động được tổ chức rất đa dạng, kết hợp nhiều hoạt động, các loại hình văn hóa truyền thống như ca Huế, bài chòi, các trải nghiệm trò chơi dân gian truyền thống, các loại hình như triển lãm, trình diễn trang phục áo dài…

2.jpg
Toàn cảnh lễ hội đền Huyền Trân (ảnh: Đình Hoàng).
3.jpg
Lễ hội đền Huyền Trân năm 2024 (ảnh: Đình Hoàng).

Theo tài liệu ghi chép, Huyền Trân công chúa (1287) là công chúa của vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Khâm Từ. Năm 1306, công chúa Huyền Trân được vua Trần Anh Tông gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân, đáp lại Quốc vương Chiêm Thành đã dâng châu Ô, châu Lý (từ đèo Hải Vân tỉnh Thừa Thiên - Huế đến phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) cho nhà Trần. Công chúa Huyền Trân là người đã kìm nén nước mắt, gác lại tình cảm riêng mà xuống thuyền theo phò mã lập nên mối hòa hảo và nước ta được thuận lợi mở mang bờ cõi dần vào trong Nam, khai sinh vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên - Huế.

Bài liên quan
  • Huyền Trân Công Chúa
    Những thế kỷ trước, nhân dân Huế đã lập đền thờ Huyền Trân Công Chúa tại một điểm phía Nam thành phố Huế, nhưng do chiến tranh và những biến thiên của lịch sử nên đến nay không còn nữa. Nhân dịp kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006), Lãnh đạo tỉnh đã cho phép Công ty Du lịch Hương Giang (nay là Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang) xây dựng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân nằm về phía tây nam thành phố Huế, cách đàn Nam Giao chừng 6km.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội “Ngưỡng vọng tiền nhân”, ngày giỗ Công chúa Huyền Trân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO