Ngày 31/3, UBND Thành phố ban hành Công văn số 1167/UBND-TTĐT về việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh Lễ hội bơi Đăm, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của sông Pheo.
UBND TP Huế tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam tháng 3 Âm lịch và đón nhận bằng ghi danh trở thành Di sản phi vật thể Quốc gia tại Nghinh Lương Đình (quận Phú Xuân, TP Huế).
Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Tối 27-3, Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2025 khai mạc tại khu du lịch Văn Thánh. Trong 4 ngày, từ 27 đến 30-3, lễ hội diễn ra với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước.
Sáng 28/3 tại Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu (TPO) năm 2025 dành cho các thành viên Việt Nam.
Thông tin từ UBND huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 1/4 đến 5/4, địa phương sẽ tổ chức Lễ hội chùa Thầy năm 2025 và Tuần lễ văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai 2025 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.
Triển lãm ảnh “Đất nước, con người ASEAN 2025’’ là hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa thiết thực chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Góp phần làm phong phú nội dung của Lễ hội Làng Sen tại Nghệ An; đồng thời góp phần tăng cường giao lưu văn hóa trong khu vực.
Tối 19/3, tại TP.Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại; đồng thời tổ chức khai hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.
Ngày 19/3, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” dự kiến diễn ra từ ngày 11 - 13/4 tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận (quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội)
Lễ hội truyền thống Hà Nội là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển văn hóa và du lịch của Thủ đô. Trong bối cảnh hội nhập, việc bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội song song với đảm bảo văn minh, an toàn là nhiệm vụ cần thiết. Nhiều năm qua, việc quản lý và tổ chức lễ hội được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các quận, huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Tối 12/3, tại Đình làng Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức lễ công bố lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Ngày 11/3, đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 tiếp tục hoạt động kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức ở nhiều lễ hội, trong đó có lễ hội đình Duệ Tú, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cứ vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, người dân làng Giang Cao, xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống tại đình làng. Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm người dân địa phương phục dựng lễ hội truyền thống này.
Sáng ngày 11/3, Đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức “Lễ hội 5 làng Mọc” Xuân Ất Tỵ 2025
Nhiều chương trình, hoạt động sẽ diễn ra tại ngày hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 và tái hiện các lễ hội đặc sắc, hấp dẫn của đồng bào dân tộc để bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá.
Đình Nhật Tân xưa được gọi là điện Nhật Chiêu, đến triều Khải Định đổi thành Nhật Tân. Đình thờ Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là con bà Chính Cung Minh Đức Hoàng Hậu. Uy Linh Lang là người nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, xa gần đều biết tiếng.
Làng Diềm là một trong 49 làng Quan họ gốc, nơi duy nhất có đền thờ Vua Bà - Thủy tổ Quan họ. Chính vì vậy, đến với hội làng Diềm, người dân và du khách được tham gia, trải nghiệm các canh hát tại đền, đình với nghi thức vừa trọng thể, vừa chân tình, nồng hậu...