Đời sống văn hóa

Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang

Hương Giang 09:33 05/07/2025

Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.

Lịch sử vùng đất Thuận Hóa Phú Xuân xưa gắn liền với nhiều phụ nữ huyền thoại từ những nữ thần Thánh mẫu Thiên Y a na, bà tiên chùa Thiên Mụ cùng những nàng công chúa “lá ngọc cành vàng” Huyền Trân và Ngọc Hân thì có cả những người phụ nữ ở thôn quê như Bà Tơ họ Trần ở làng Bác Vọng (xã Đan Điền, TP Huế).

z6767609040760_eda66338379e7fe7f3b55a0310f2f201.jpg
Miếu Bà Tơ là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.

Theo giai thoại dân gian kể lại, trong một lần chúa Nguyễn Hoàng đi thuyền ra khơi cùng đoàn tùy tùng và vượt phá Tam Giang nhưng khi đến đoạn sóng dữ thuyền suýt lật thì may mắn được bà Trần Thị Tơ chèo thuyền đến chỉ đường cho thuyền chúa Nguyễn Hoàng thoát khỏi sóng dữ rồi vào bờ an toàn. Cảm kích trước tấm lòng người phụ nữ dũng cảm cứu chúa, nhà chúa đã có trọng thưởng bằng một hình thức rất lạ kỳ là cho thả bã mía từ sông Bồ (phía trước làng Bác Vọng) trôi theo dòng nước và bã mía chảy dạt vào bờ đến chỗ nào chỗ đó được xác định là giang phận, được quyền canh tác và khai phá của làng Bác Vọng…

Đặc biệt, để tưởng nhớ đến công lao của người phụ nữ họ Trần nên sau khi bà Trần Thị Tơ qua đời thì chúa Nguyễn đã cho lập miếu thờ bà Tơ ở làng Bác Vọng, từ đó đến nay miếu Bà Tơ được người dân nơi đây xem như là một vị thần chuyên phù trợ vượt qua hiểm nguy khi có việc đi ra biển xa làm ăn. Mới đây nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đan Điền (TP Huế) tổ chức đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Thành phố Huế đối với miếu Bà Tơ bởi ngôi miếu có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa truyền thống của người Việt.

Theo người dân xã Đan Điền (TP Huế) cho biết, bà Tơ chính là người đã có công khai canh, khai khẩn ra những làng quê ven phá Tam Giang và cả nghề khai thác thủy sản trên phá Tam Giang. Hiện nay, miếu Bà Tơ chính là nơi nhân dân thờ phụng người phụ nữ họ Trần của làng Bác Vọng ngày xưa với một niềm hướng vọng thành kính cùng với nghi lễ cúng tế truyền thống, lễ tế Bà Tơ còn có hình thức hình thức hát bả trạo tái hiện cảnh rước Bà Tơ cùng với sinh hoạt lễ hội sông nước truyền thống.

z6767609074048_92cb5b61dfb7143078144a7c589a1c16.jpg
Người dân nơi đây thường hay làm lễ cúng tế Bà Tơ.

Hiện nay, lễ cúng tế Bà Tơ thường sẽ tái hiện lại nhiều phần như cúng lễ, đọc sớ, dâng sớ, thỉnh bài vị bà Tơ ra kiệu xuống thuyền và đi trên đoạn sông ra biển rồi quay lại bờ và thỉnh bài vị vào miếu. Trong buổi lễ còn có hát bã trạo, đua thuyền để cổ vũ cho tinh thần rèn luyện sức khỏe miền sông biển cho thanh niên trong vùng./.

Bài liên quan
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Phát huy nguồn lực văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
    Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
  • Vẻ đẹp văn hóa gốm Việt: Gìn giữ bản sắc trong dòng chảy hội nhập
    Chiều tối 4/7, tại không gian ấm cúng của Giovanni Tea Space, chương trình “Tea Connect” đặc biệt đã diễn ra cùng với những tâm hồn tâm huyết với văn hóa Việt Nam.
  • Dấu ấn kinh tế 6 tháng đầu năm 2025: Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
    Trong 6 tháng năm 2025, kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật, qua đó tạo lực và nền tảng để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO