Hà Nội xưa - nay

Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô

Nguyên Thảo 17:22 08/10/2024

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…

“Hôm ấy, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của đồng đội báo rằng, tôi có mặt trong một bức ảnh phóng to đang được trưng bày tại triển lãm ảnh “Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 qua ống kính của người dân Hà Nội” tổ chức tại Nhà Triển lãm Tràng Tiền. Tôi vội vã đi ngay và lặng người trước bức ảnh lần đầu tiên nhìn thấy, được chụp vào đúng thời khắc lịch sử của Thủ đô. Và rồi, không chỉ được gặp lại chính mình, tôi còn được hội ngộ với tác giả của bức ảnh, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Thân Trọng Ninh. Tính ra đó là lần thứ 2 nhưng lại có thể coi là lần gặp đầu tiên giữa người chụp ảnh và người trong ảnh. Tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng như đang nhìn thấy hình ảnh của chính mình mấy chục năm về trước, trẻ trung rực rỡ và tràn đầy lý tưởng.

3.jpg
Gặp mặt truyền thống đội TNCT tiếp quản Thủ đô năm 2009.

Bức ảnh ấy ghi dấu sự có mặt của Đội Thanh niên công tác (TNCT) tiếp quản Thủ đô trong Ngày Giải phóng 10/10/1954”. Đó là chia sẻ của bà Vương Thị Hiếu, thành viên của đội. Năm đó, bà Hiếu vừa tròn 20 tuổi. 9 năm trước, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cô bé Hiếu 11 tuổi theo gia đình đi kháng chiến và được học tập dưới mái trường Việt Bắc. 9 năm sau, cô gái ấy đã được lựa chọn cùng gần 400 học sinh, thanh niên ưu tú ở các trường trung học kháng chiến vùng tự do từ Nghệ An đến Việt Bắc tham gia vào đội TNCT trở về tiếp quản Thủ đô.

Đội TNCT tiếp quản Thủ đô ngày ấy được thành lập với một nhiệm vụ vô cùng quan trọng: tuyên truyền giải thích cho người dân Hà Nội hiểu rõ về đường lối, chính sách của Chính phủ mới, gây dựng và phát triển các phong trào thanh niên trong xã hội mới, cùng nhân dân chuẩn bị đón bộ đội về giải phóng Thủ đô. Đội được chia thành nhiều phân đội, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Một số người “vào thành” từ trước ngày 10/10 để cùng bộ đội tiếp quản các cơ quan hành chính Pháp. Một số người được giao nhiệm vụ đến từng nhà, gặp từng người dân để làm “công tác tư tưởng”, giải thích đường lối chính sách của Chính phủ Cụ Hồ, một số người khác lại cùng thanh niên địa phương dọn dẹp phố phường sạch đẹp, chuẩn bị cờ hoa để đón đoàn quân chiến thắng, một số người lại chuẩn bị cho công việc gây dựng phong trào thanh niên sau khi bộ đội tiếp quản… Mỗi người một nhiệm vụ. Hà Nội khi đó vẫn giới nghiêm, đường phố vắng lặng nhưng ẩn giấu bên trong là một “cơn sóng ngầm” sẽ bùng nổ tưng bừng trong ngày giải phóng. Không khí trong đội rất khẩn trương, các thành viên hăng say thực hiện nhiệm vụ với khát vọng về một cuộc sống mới, tự do.

001.jpg
Bộ đội vào tiếp quản Thủ đô.

Bà Nguyễn Thị Giang (quê Mỹ Hào, Hưng Yên) năm ấy mới 17 tuổi, là thành viên trẻ nhất đội kể: “Không giống như chị Hiếu được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đa phần các thành viên trong đội TNCT tiếp quản Thủ đô chúng tôi đều xuất thân ở các miền quê Bắc bộ. Với nhiệm vụ công tác này, lần đầu tiên chúng tôi được về Hà Nội, về Thủ đô. Tôi đã được nghe kể rằng Hà Nội đẹp lắm… Những người Hà Nội luôn thiết tha nhung nhớ Thủ đô, góc phố và ngôi nhà tuổi thơ của họ khiến chúng tôi cũng rất tò mò. Từ Thái Nguyên, chúng tôi hành quân về Hà Nội, mỗi bước chân đến gần Hà Nội hơn, tôi lại càng thêm háo hức. Chúng tôi tập kết ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), rồi tỏa đi khắp Hà Nội làm nhiệm vụ. Nhiệm vụ của tôi ngoài việc tập hợp thanh thiếu niên để tuyên truyền các chính sách của Đảng, tổ chức đội ngũ phong trào thì còn tham gia chỉnh trang đường phố, tổng vệ sinh các nơi công cộng, kẻ khẩu hiệu làm băng rôn cùng nhân dân Thủ đô chuẩn bị đón đoàn quân chiến thắng trở về. Và đúng như những gì tôi đã được nghe kể, Hà Nội rất đẹp, lại càng đẹp hơn trong rừng cờ hoa tưng bừng của ngày giải phóng”. Sau đó, bà Giang đã gắn bó cả cuộc đời mình với mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Mỗi lần gặp nhau, các cựu thành viên đội TNCT tiếp quản Thủ đô lại mừng mừng tủi tủi cùng nhau ôn lại chuyện cũ. Mốc thời gian cứ lớn dần theo 50 năm trước, 60 năm trước và bây giờ là 70 năm trước… nhưng trong những đôi mắt đã nhăn nheo, họ vẫn là những chàng trai cô gái năm nào, những con người có những năm tháng thanh xuân gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. “Ngày ấy rực rỡ lắm, oai hùng lắm. Ngày 8/10/1954, tôi và một số đồng đội được cùng bộ đội đi tiếp quản ngôi nhà số 10 Rue de la Chaux, nguyên là trụ sở Bộ Giáo dục của chế độ cũ. Cuộc bàn giao được tiến hành rất ngắn gọn. Sau khi viên sĩ quan Pháp đưa biên bản bàn giao, chúng tôi quan sát hiện trường và nhận ra một số dây điện đã bị cắt, bàn tủ đổ vỡ và một số trang thiết bị đã bị tháo dỡ. Chúng tôi yêu cầu họ kiểm kê kĩ và ghi biên bản rõ ràng. Đó là lần đầu tiên tôi làm việc trực tiếp với một viên sĩ quan Pháp. Bây giờ nghĩ lại thì thấy bình thường, nhưng hồi ấy, tôi mới có 23 tuổi, còn rất trẻ, phải đối mặt với một sĩ quan Pháp sừng sỏ. Nhưng phía sau tôi là chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, tôi đến đây với vai trò là người chiến thắng thì còn có gì phải sợ? Công cuộc bàn giao diễn ra suôn sẻ. Đồng thời với chúng tôi, các sĩ quan Việt Minh khác cũng thành công tiếp quản những công sở khác, thu lại toàn bộ tài sản của quân Pháp, để tập trung chuẩn bị cho công tác đón bộ đội vào thành giải phóng Thủ đô” - ông Kiều Lương viết trong nhật kí của mình.

70 năm đã trôi qua kể từ ngày “Một sớm thu trong đất thắm sao vàng/ Năm cửa ô xòe năm cánh rộng/ Đoàn quân về nhấp nhô như sóng” nhưng trong kí ức của những con người “tạo nên lịch sử” vẫn như mới ngày hôm qua. Ông Nguyễn Văn Khang - Trưởng ban liên lạc đội TNCT tiếp quản Thủ đô chia sẻ: “Không biết rằng đến ngày kỉ niệm 75 năm, 80 năm của mùa thu lịch sử, chúng tôi có còn trên đời để gặp nhau ôn lại chuyện cũ hay không, nhưng tôi vẫn thấy mình may mắn vì đã được giao một nhiệm vụ đặc biệt trong thời kì lịch sử đặc biệt của dân tộc. Chúng tôi tự hào về điều đó”. Đội TNCT tiếp quản Thủ đô từ gần 400 thành viên nay chỉ còn lại 132 thành viên. Và mỗi năm trôi qua, con số này ngày một giảm đi. Những chàng trai cô gái năm xưa có thể không còn, nhưng sự có mặt của họ trong lịch sử dân tộc vẫn sẽ còn lưu danh mãi./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO