Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

“Hà Nội – Bản hùng ca phố”: Bồi đắp niềm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa

Hoa Quỳnh - Hải Truyền 11/10/2024 07:20

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 10/10, tại Trung tâm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Hà Nội - Bản hùng ca phố” đã giúp công chúng thêm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình…

Dự chương trình nghệ thuật “Hà Nội - Bản hùng ca phố” có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh...

ldtrung-uong.jpg
lanhdao-du.jpg
Lãnh đạo Trung ương và Thành phố Hà Nội dự chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố”.

Đại biểu Thành phố Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã của thành phố; các cựu chiến binh cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.

u36a6024.jpg

“Hà Nội - Bản hùng ca phố” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Đây là chương trình mang dấu ấn đặc biệt trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm, nhằm tái hiện chặng đường hào hùng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

u36a5657.jpg

Trong chương trình, khán giả đã được theo dõi những tài liệu lưu trữ tại Pháp và phỏng vấn các chuyên gia quốc tế về âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp ngay từ đầu năm 1946; những hình ảnh chân thực về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô; tái hiện hình ảnh những đoàn người tản cư, những chuyến xe chở máy móc, thiết bị quý giá rời khỏi thành phố…

u36a5664.jpg

Những năm tháng chống Mỹ ác liệt, hàng chục vạn người con Thủ đô xung phong lên đường chiến đấu, phố lại tiễn người đi vào những chiến trường ác liệt nhất. Hà Nội đã viết tiếp bản hùng ca những ngày cùng cả dân tộc đứng lên chống Mỹ.

u36a5693.jpg

Với sự gắn kết giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping, xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, “Hà Nội - Bản hùng ca phố” đã gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, sáng tạo và phát huy nét văn hóa của Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, đang vươn mình phát triển trong thời đại mới.

u36a5721.jpg

Đồng thời, chương trình cũng góp phần khẳng định Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc.

“Hà Nội - Bản hùng ca phố” gồm 3 chương: Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô, Bài ca Hà Nội trong đó xuất hiện các cuộc gặp gỡ với nhiều nhân chứng lịch sử như NSƯT Phùng Đệ; bà Phạm Thị Viễn - nữ tự vệ 22 tuổi của Nhà máy cơ khí Mai Động; ông Hoàng Quân Tạo - Tổ trưởng tổ phát tán tài liệu Ban công vận nội thành khi bị địch bắt giam đã quyết không khai, làm lộ cơ sở cách mạng dù kẻ thù dùng nhiều đòn roi tra tấn…

chao-co.jpg

Qua 3 chương nghệ thuật: “Trận địa trong thành phố”, “Chín năm rừng lòng vẫn Thủ đô”, “Bài ca Hà Nội”. Đặc biệt, trong chương trình - lễ chào cờ lịch sử 15 giờ ngày 10/10/1954 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã được tái hiện trên nền ca khúc Tiến Quân Ca do ca sĩ Tùng Dương và dàn nhạc Thăng Long trình diễn, mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.

u36a5911.jpg
u36a5962.jpg
u36a5957.jpg

Đồng thời, chương trình cũng tái hiện hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về ngày 10/10 của 70 năm về trước với những cờ hoa rực rỡ, trong sự chào đón hân hoan của nhân dân Thủ đô ở khắp tuyến phố.

u36a5819.jpg
u36a5839.jpg
u36a5701.jpg

Màu sắc âm nhạc của “Hà Nội - Bản hùng ca phố” cũng thay đổi theo nhiều cung bậc khác nhau, khi hùng hồn hào sảng như Người Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hy vọng, lúc lắng lại da diết như bản mashup Hướng về Hà Nội - Áo mùa đông, cũng có khi trong trẻo hồn nhiên như Em bé Hà Nội…, qua giọng hát của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Nhung, NSND Tấn Minh, NSƯT Đăng Dương, Trọng Tấn, Phạm Thu Hà, Tạ Quang Thắng, Đông Hùng, Mai Tuyết Hoa, nhóm OPlus…

u36a5750.jpg

Các phần dàn dựng được kết hợp giữa tính liền mạch của âm nhạc, các set sân khấu, công nghệ trình chiếu và sự trình diễn của đông đảo nghệ sĩ để tạo nên một bản hùng ca phố cả về thính giác, thị giác và chiều sâu cảm xúc, bề dày lịch sử của thủ đô.

u36a6147.jpg

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hà Nội - Bản hùng ca phố” đã gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, sáng tạo và phát huy nét văn hóa của Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, đang vươn mình phát triển trong thời đại mới.

u36a6210.jpg

Đồng thời, chương trình đã góp phần khẳng định Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc. Qua đó, chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về Hà Nội – trái tim của dân tộc Việt Nam anh hùng!

Bài liên quan
  • Sống mãi với ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đã 70 năm trôi qua, những thanh niên xung phong, chiến sĩ tiếp quản Thủ đô ngày ấy giờ đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, mái tóc đã nhuốm màu thời gian bạc trắng nhưng những ký ức về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí họ. Và những ký ức đẹp đẽ, hào hùng ấy sẽ là ngọn lửa cháy mãi tiếp nối cho niềm tự hào, tình yêu Hà Nội, tình yêu đất nước cho những thế hệ mai sau.
(0) Bình luận
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Tuổi trẻ Thủ đô tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    “Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
“Hà Nội – Bản hùng ca phố”: Bồi đắp niềm tự hào về một Thủ đô anh hùng, hào hoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO