Tác giả - tác phẩm

Chuyện kể về những thiếu nhi được chụp ảnh cùng Bác

Thụy Phương 19/05/2023 06:03

Cuốn sách “Những thiếu nhi bên Bác ngày ấy” của tác giả Kiều Mai Sơn vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả nhân kỉ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023). Tác phẩm gồm những câu chuyện kể thú vị về những thiếu nhi được chụp ảnh cùng Bác.

Bác Hồ luôn dành cho trẻ thơ những tình cảm và sự quan tâm chăm sóc trìu mến nhất. Những khoảnh khắc Người chụp với thiếu nhi đã được lưu giữ trong khá nhiều bức ảnh, và những em thiếu nhi đã được chụp ảnh cùng Bác và luôn cảm thấy rất vinh dự, tự hào.

Không ít người khi xem những bức ảnh ấy đều tò mò muốn biết về xuất xứ bức ảnh và nhất là về những em bé được chụp ảnh cùng Người. Cuốn sách “Những thiếu nhi bên Bác ngày ấy” sẽ phần nào giải đáp giúp độc giả những tò mò ấy.

nhung-thieu-nhi-ben-bac-ngay-ay-1-.png
Cuốn sách gồm những câu chuyện kể thú vị về những thiếu nhi được chụp ảnh cùng Bác Hồ.

Trong nhiều năm, tác giả Kiều Mai Sơn đã gặp gỡ một số nhân vật thiếu nhi ngày ấy, những nhân chứng sống của những thời khắc khó quên bên Bác và được các nhiếp ảnh gia ghi lại để trò chuyện cùng họ. 

Với 6 câu chuyện thú vị, “Những thiếu nhi bên Bác ngày ấy” sẽ kể lại cho độc giả về những bạn nhỏ trong những bức ảnh kỉ niệm khó quên. 

Có em bé được chụp trong những dịp đại lễ như lễ mừng thọ Bác sáu mươi tuổi, lễ kỉ niệm ngày thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên Việt… Có em bé được chụp khi Bác tới thăm trại thiếu nhi. Cũng có khi, Bác đến thăm nhà, thấy cháu bé, Bác đã bế lên dỗ dành hoặc bón cơm ăn. Những cử chỉ thân mật đó thể hiện tình cảm của người ông dành cho cháu nội, cháu ngoại trong gia đình.

Những em bé trong các bức ảnh ngày ấy, sau hơn bảy mươi năm, đến nay cũng đều đã trở thành ông bà nội, ông bà ngoại. Người cao tuổi nhất là bình luận viên bóng đá – nhà báo Trần Tiến Đức (sinh năm 1941). Có người cũng đã sắp bước sang tuổi tám mươi như bà Đặng Minh Châu, bà Vũ Thu Giang, bà Lê Thanh Định. Trẻ tuổi nhất có lẽ là ông Phan Tân Hội cũng đã dần tiến tới tuổi bảy mươi lăm… 

Ba phần tư thế kỉ qua đi, cuộc sống có nhiều đổi thay đến không ngờ. Một số người trong bức ảnh cũng không còn nữa để kể câu chuyện về mình trong những khuôn hình. Một số người còn sống bày tỏ sự tiếc nuối vì hồi đó còn bé quá nên trong kí ức non nớt của trẻ thơ đã không ghi lại được nhiều hơn, sinh động hơn những kỉ niệm về Bác Hồ. Cũng lại có người tiếc nuối vì còn một vài gương mặt trong ảnh mãi mà không nhận được ra.

Nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, những em bé - “Những thiếu nhi bên Bác ngày ấy” đều có chung niềm tự hào được chụp ảnh cùng Bác. Niềm tự hào ấy đi theo họ suốt chặng đường dài của một đời người trở thành điểm tựa để các nhân vật thiếu nhi trong ảnh suốt đời phấn đấu, học tập, xứng đáng với Bác kính yêu./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Lắng nghe, lắng nghe… Thanh Quế
    Tôi quen Thanh Quế khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, ở nhà Trúc Thông. Hai anh cùng học trường Đại học Tổng hợp. Thanh Quế khoa Sử, Trúc Thông khoa Văn. Chúng tôi hồi ấy mới có thơ đăng báo được vài ba năm, ít biết nhau. Trúc Thông yêu cái trong trẻo manh nha của cảm xúc Thanh Quế ngay từ dạo ấy. Anh giới thiệu trước với tôi về thơ Quế. Tôi nhớ hai câu. Hai câu chơ vơ mà nhớ mãi: “Đàn mình kẻ khác cầm dây/ Nặng tay gào thét nhẹ tay khóc thầm”.
  • Có một Hà Nội lãng mạn và nhân hậu trong thơ Nguyễn Phan Quế Mai
    Trong trái tim mỗi người, Hà Nội luôn đẹp theo những cách khác nhau. Nhiều nhà thơ đã viết về Hà Nội với một tình yêu mãnh liệt, sự biết ơn và tấm lòng gắn bó với thủ đô. Trong số đó có Nguyễn Phan Quế Mai. Đọc thơ chị, độc giả hình dung đầy đủ về một Hà Nội lãng mạn và nhân hậu, về hồn cốt của vùng đất ngàn năm văn hiến. Hà Nội với vẻ đẹp của tự nhiên, sự thanh lịch và nhân hậu của con người cùng những trầm tích văn hóa đã nuôi lớn tâm hồn của Nguyễn Phan Quế Mai, đánh thức những chữ nghĩa trong chị và từ đó những vần thơ đẹp về đất và người Hà Nội được sinh thành
  • Người dệt văn trên cánh sóng
    Sau tập tản văn “Tháng Mười bẻ nắng sau lưng chiều” (Nxb Văn học, 2020) vào tháng 9 này, tác giả Hồ Huy lại tiếp tục ra mắt bạn đọc tập tản văn "Thấp thoáng đời nhau". Theo nhà văn Lê Minh, quản trị viên của diễn đàn Tản Văn Hay đồng thời là bạn văn tri kỷ của tác giả thì “Thấp thoáng đời nhau” của Hồ Huy chính là sự lựa chọn sáng suốt của những người yêu thích tản văn. Còn tôi, khi thao thức với những trang văn của anh, tôi lại hình dung anh như người dệt văn trên cánh sóng.
  • Nữ đạo diễn thiết tha với nghề, với đời
    Trong đội ngũ đạo diễn của thời kỳ Đổi mới, Việt Linh nổi lên như một nữ đạo diễn tài năng, bản lĩnh, có chính kiến và cá tính sắc sảo. Nhà nghiên cứu điện ảnh người Anh, Carrie Tarr đã nhận định về Việt Linh rằng: “Có thể coi Việt Linh - nữ đạo diễn, tác giả những bộ phim tầm cỡ quốc tế - là một hiện tượng của điện ảnh Việt Nam. Cuộc đời của bà trải dài theo lịch sử thăng trầm của xứ sở, từ thời kỳ chiến tranh đến khi giành được độc lập”(1).
  • Thi Hoàng: “Nước mắm thành hương của tư duy”
    Nhà thơ Thi Hoàng tên thật là Hoàng Văn Bộ, sinh ngày 5/5/1943 tại Vĩnh Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông làm việc nhiều năm ở Sở Văn hóa và Hội Văn nghệ Hải Phòng, hiện đã về hưu và vẫn viết ở Hải Phòng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện kể về những thiếu nhi được chụp ảnh cùng Bác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO