“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình

Thu Hằng/NhipsongHanoi| 01/09/2019 09:26

Mỗi khi đi qua hồ Hoàn Kiếm, chắc hẳn ai cũng ngắm nhìn bức tranh cổ động có hình vẽ “Bác Hồ với thiếu nhi” được treo trang trọng bên ngoài Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội, số 93 Đinh Tiên Hoàng.

Góc phố Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng có một tòa nhà xây theo phong cách kiến trúc Art deco. Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến trong “5678 bước chân quanh Hồ Gươm”, trước năm 1920, vị trí này từng là khách sạn Terminus, nhưng năm 1920, người mua đã phá khách sạn Terminus và mua thêm đất để xây Ngân hàng địa ốc (Crédit Foncier). 
“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình
Tòa nhà Ngân hàng địa ốc (Crédit Foncier) trước năm 1954

Tòa nhà này do hai kiến trúc sư Trouvé và Verbié thiết kế, cao 3 tầng, có 3 mặt phố là Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Lễ. Sau năm 1954, tòa nhà được phân cho nhiều cơ quan sử dụng, trong đó có Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội.

“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình

Suốt mấy chục năm qua, Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng) là nơi tổ chức nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền nổi bật của thành phố, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nơi diễn ra các triển lãm văn hóa của Thủ đô...

“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình
Tòa nhà Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội ở góc phố Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng

Điều đặc biệt ấn tượng đối với du khách mỗi khi đi qua ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Tràng Tiền là bức tranh cổ động có hình vẽ “Bác Hồ với thiếu nhi”, được treo trang trọng trên mặt ngoài tòa nhà.

“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình
Họa sĩ Trần Từ Thành bên tác phẩm của mình

Bức tranh của họa sĩ Trần Từ Thành thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tươi cười, hiền hậu ôm một em bé được bố cục ở chính giữa trên nền chim hòa bình ngậm cành ô liu. Nét vẽ chim bồ câu được họa sĩ cách điệu từ hình chữ S (biểu tượng của bản đồ Việt Nam). Nền trắng của tranh là hình chim bồ câu ngậm cành ô liu, mắt chim bồ câu là vầng sao sáng dẫn đường, là Thủ đô Hà Nội, là màu cờ Tổ quốc. Tác phẩm mang thông điệp về niềm khát khao và ước mơ hòa bình.

“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình

Bức tranh được treo giữa trung tâm Thủ đô hơn 40 năm qua (từ năm 1978) đã trở thành hình ảnh thân thương, gắn liền tình cảm với Bác của mỗi người dân Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
“Bác Hồ với thiếu nhi” - Biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO