Chuyện kể của những người bảo vệ Lễ đài ngày độc lập (2/9/1945)

vov| 31/08/2020 07:27

Cách mạng Tháng 8 thành công, Sở Công an Bắc bộ được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong các thước phim, bức ảnh ghi lại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, dễ dàng nhận thấy có gần 20 chiến sĩ tham gia bảo vệ lễ đài. Đây chính là lực lượng vũ trang, với vũ khí chỉnh tề, bảo vệ an toàn cho Bác và các đồng chí lãnh đạo cách mạng nước ta trên khán đài khi đó.

Trong không khí kỷ niệm ngày Quốc khánh, phóng viên VOV ghi chép lại câu chuyện của những cán bộ lão thành cách mạng, kể về nhiệm vụ cao cả thiêng liêng của 75 năm trước... 

Cách mạng Tháng 8 thành công, Sở Công an Bắc bộ được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng, ông Phạm Gia Đốc được vinh dự đảm nhiệm chức vụ Đội trưởng Công an của đơn vị. Trong ngôi nhà ở phố Hàng Quạt, Hà Nội, đã ở tuổi 97 nhưng ông Đốc vẫn nhớ cảm xúc khi được Giám đốc Sở Công an Bắc bộ Chu Đình Xương trực tiếp giao nhiệm vụ bảo vệ lễ đài trong ngày Quốc khánh (2/9/1945). Giở lại tấm ảnh đen trắng, ố màu thời gian, được lưu giữ như một bảo vật vô giá của gia đình, ông Phạm Gia Đốc xúc động chia sẻ đó là nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng và đáng tự hào.

“Cách 2 ngày trước khi diễn ra sự kiện, ông Chu Đình Xương là Giám đốc phổ biến lấy một số đội, tôi là một trong số đội ấy. Còn anh đội mũ phớt, đứng đằng trước là anh Dương, tôi đứng cạnh. Giao việc cho chúng tôi, các anh chỉ phổ biến làm sao bảo vệ cho an toàn lễ đài. Khi đến đó có người chỉ huy hướng dẫn. Một mặt thì vui, nhưng một mặt thì lo lắng đi bảo vệ một lễ đài quan trọng như thế”, ông Phạm Gia Đốc cho biết.

Do tính chất đặc biệt của nhiệm vụ cần bảo đảm bí mật, ông Phạm Gia Đốc và đồng đội chỉ được thông báo trước hôm diễn ra lễ Tuyên ngôn độc lập đúng hai ngày. Nhận thức được đó là nhiệm vụ quan trọng và chỉ giao cho những người tin tưởng, ông Phạm Gia Đốc cũng hồi hộp, lo lắng vì mục tiêu phải bảo vệ an toàn lễ đài, nhất là trên đó sẽ có những người quan trọng và phía dưới là hàng triệu quần chúng nhân dân. Để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống, ông đã ra Quảng trường Ba Đình nhiều lần, quan sát từng vị trí.

Ông Đốc kể lại: “Trước hôm làm xong lễ đài, chúng tôi đã lên xem lễ đài và mình cũng nhìn cả những cảnh ở đấy để làm sao mà bảo vệ. Buổi chiều ngày 2/9 trước 2 giờ bắt đầu thì tôi đến trước 1 tiếng. Được giao đứng đấy, vòng tôi là vòng thứ 2, vòng thứ nhất là vòng của Giải phóng quân, các ông mặc quần áo vàng, quần sóc. Còn chúng tôi lực lượng thứ 2 là của Sở Công an Bắc bộ, đứng ngoài mặc quần áo trắng”.

Ngày đặc biệt cũng đến, Lễ mít tinh diễn ra từ lúc 14h ngày 2/9/1945 nhưng ông Đốc cùng mọi người trong Tổ bảo vệ lễ đài của Sở Công an Bắc bộ có mặt từ buổi sáng để chuẩn bị. Cả đội mặc đồng phục trắng, đứng cách khu vực lễ đài chỉ vài mét. Thực hiện nhiệm vụ nhưng ông cũng háo hức muốn biết ai ở trên đó, và nhất là giây phút nghe giọng Bác cất lên, đọc những câu đầu tiên trong Tuyên ngôn độc lập: “Hỡi đồng bào cả nước!”… ông đã cố kìm nén niềm hạnh phúc vô cùng, để giữ thái độ bình tĩnh, tập trung, nghiêm trang thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời bao quát tầm mắt đề phòng về phía trước, phát hiện những biểu hiện không bình thường của những kẻ có thể trà trộn trong biển người ở Quảng trường để gây rối. 

Ông Phạm Gia Đốc kể lại: “Lúc xe của Bác đến, chạy từ đường Quán Thánh vào. Chỗ chúng tôi đứng là ở cạnh, xe vào đằng sau. Tôi chỉ biết xe đến chứ mình cũng không biết những ai cả, vì không được nhìn lên, chỉ biết đứng im như tượng gỗ. Về sau Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập hỏi “Đồng bào nghe rõ không”, đồng bào trả lời rõ. Trong bụng tôi vui vẻ nhưng không dám hô gì, chỉ đứng nguyên, nhìn thẳng”.

Cũng trong lực lượng được bảo vệ lễ đài có Đại tá Nguyễn Bội Giong - nguyên là Bí thư thuộc Văn phòng Tổng Chính ủy, Bộ Quốc phòng, khi đó ông là chính trị viên đội Tự vệ chiến đấu của Việt Minh làng Sét thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.

Đại tá Nguyễn Bội Giong cho biết, khi thực hiện nhiệm vụ đứng dưới chân lễ đài, tình hình sau ngày giành chính quyền còn nhiều phức tạp, nhân dân đồng lòng, nhưng không thể chủ quan trước các lực lượng phản cách mạng còn rơi rớt.

Trong không khí trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình, hàng triệu người đều im phăng phắc đón nghe từng lời tuyên ngôn của Bác, nhưng ông Nguyễn Bội Giong và lực lượng vũ trang bảo vệ vẫn nêu cao cảnh giác, lường trước các tình huống xấu, chủ động trong mọi hoàn cảnh, kể cả sẵn sàng hy sinh.

Đại tá Nguyễn Bội Giong kể lại: “Địch không thể bắn được vì súng ống mình cũng kiểm tra, với dân đứng xa hơn 100 mét. Bắn ai cũng khó ngắm được. Giả dụ nó có súng, trong đội ngũ đi lên, nội bộ đã có quy định: trước khi được vào khu vực đài, kiểm tra từng người để không có vũ khí cá nhân nào mang theo. Địch có thể dùng súng lục nhưng cũng không thể bắn tới được.

Cũng đã tính hết, cùng lắm chỉ có thể là lựu đạn, thuốc nổ. Mà anh em đã quyết tử, nếu nó tung là phần tôi trông thấy tôi sẽ nhảy ra ôm lựu đạn, không phải ai ra lệnh gì hết. Tốt nhất bảo vệ đài chắc chắn nhất”.

Chiều 2/9/1945, Lễ Tuyên ngôn độc lập kết thúc trong không khí thiêng liêng phấn khởi. Buổi lễ với quy mô cả triệu người đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối, biển người tại quảng trường Ba Đình lại cuồn cuộn đổ về các con phố với hoa, cờ đỏ sao vàng. Muôn người như một cùng hô vang khẩu hiệu: Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập muôn năm. 

75 năm qua trôi qua, hình ảnh các cán bộ chiến sỹ, những người bảo vệ lễ đài, sẽ mãi còn trong ký ức thiêng liêng và tự hào về thời khắc lịch sử lắng nghe hồn sông núi trong lời của Bác.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Chuyện kể của những người bảo vệ Lễ đài ngày độc lập (2/9/1945)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO