Đời sống văn hóa

Trao tặng kỷ vật của vua Hàm Nghi, ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

Hương Giang 19:15 05/11/2024

Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” và các hậu duệ của vua Hàm Nghi trao tặng nhiều kỷ vật quý giá cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

465783256_860993749537546_1549828442064626514_n.jpg
Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”.

Ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội Huế) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”. Đến dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, đại diện lãnh đạo các sở ngành, lãnh đạo Viện Pháp tại Việt Nam cùng các nhà nghiên cứu Huế và tác giả, diễn giả Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat là hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi - chắt gái của công chúa Như Lý (con gái của vua Hàm Nghi). Bà Amandine Dabat là Tiến sĩ Lịch sử nghệ thuật Đại học Sorbonne, thạc sĩ Việt Nam học Đại học Paris 7-Diderot. Năm 2015, bà Amandine Dabat bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia Pháp (Paris) với đề tài về vua Hàm Nghi “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”. Cuốn sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” do TS. Amandine Dabat biên soạn là một công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi trong vai trò một vị vua yêu nước và là một họa sĩ tài hoa trong thời gian ông lưu vong tại Pháp và Alger.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, trong quá trình sưu tầm tư liệu lịch sử phục vụ công tác nghiên cứu và trùng tu di tích Huế, đặc biệt là tư liệu về vua Hàm Nghi từ tháng 8/2022 chúng tôi có cơ duyên gặp gỡ, hợp tác và làm việc với nhà nghiên cứu Amandine Dabat có tâm huyết hỗ trợ trong việc thu thập các tư liệu ảnh, tranh vẽ và hiến tặng nhiều kỷ vật quan trọng làm phong phú thêm bộ sưu tập di sản về vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Giúp công chúng có thêm góc nhìn về ông không chỉ là một vị vua yêu nước mà ông còn là một nghệ sĩ tài năng để lại dấu ấn đặc biệt trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam và là người đầu tiên đặt nền móng cho nền mỹ thuật châu Âu tại Việt Nam.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, buổi tọa đàm là một trong những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật của di sản Cố đô Huế. Đây cũng là dịp để giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử và những giá trị nghệ thuật của Việt Nam để từ đó lan tỏa thêm những tình yêu về lịch sử và văn hóa dân tộc.

465660905_860993506204237_9088269167490889445_n.jpg
Các đại biểu dự tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chia sẻ tại buổi tọa đàm, với suy nghĩ của một người nghiên cứu tôi không thể tưởng tượng được cuộc đời vua Hàm Nghi ở chốn lưu đày đã có 2 khối tư liệu đồ sộ mà Amandine Dabat đã sưu tập được. Điều kinh khủng đồ sộ đến như thế nhưng chưa hết, sau Amandine Dabat có Gérard Chapuis đã điền dã sưu tầm thêm nhiều tư liệu mới viết nên cuốn sách “Vua Hàm Nghi - Hồi ức con đường El-Biar” và tôi biết Gérard Chapuis chưa dừng lại ở cuốn sách đầu tiên ấy.

Trong buổi tọa đàm, các hậu duệ của vua Hàm Nghi đã trao tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) kỷ vật quý giá của vua Hàm Nghi là Khay gỗ khảm xà cừ, Bộ sách “Ngự chế canh chức đồ” (2 quyển), “Đan đồ huyện chí” (26 quyển), “Tăng đính thi kinh thể chí diễn nghĩa” (5 quyển), Đôi đũa cung đình bằng ngà hải mã được Thái hậu Từ Dũ giao cho bà Phan Thị Hòa sử dụng trong bữa ăn của vua Hàm Nghi (giai đoạn Cần Vương 1885 -1889), Đôi tiềm bằng sứ - vật dụng của gia đình vua Hàm Nghi.

465731020_860993659537555_6567262821255324940_n.jpg
Các hậu duệ của vua Hàm Nghi trao tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhiều kỷ vật quý.

Việc tổ chức buổi tọa đàm là một trong những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của di sản cố đô Huế. Đây cũng là dịp để quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế của Huế như một trung tâm văn hóa đặc sắc của khu vực và thế giới. “Sự kiện này không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc mà còn tạo cơ hội giao lưu, học hỏi cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu rõ hơn về lịch sử và những giá trị nghệ thuật của Việt Nam” - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • Bắc Ninh kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận
    Từ ngày 11-30/11, sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể.
  • Mối quan hệ giữa nghệ thuật múa rối với nghệ thuật truyền thống
    Ở Việt Nam, nghệ thuật múa rối là loại hình độc đáo, thu hút rất nhiều khán giả trong và ngoài nước. Bằng cách mượn những con rối để kể chuyện, nghệ thuật múa rối phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Quận Tây Hồ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024
    Ngày 16/11, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024 cho các giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học trên địa bàn.
  • Thu gom, quản lý được 570 tấn rác thải nhựa từ dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”
    Từ năm 2021 – 2024 Thừa Thiên Huế thu gom và quản lý được 570 tấn rác thải nhựa thông qua can thiệp của dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam".
Đừng bỏ lỡ
Trao tặng kỷ vật của vua Hàm Nghi, ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO