Tác giả - tác phẩm

Ra mắt sách “Ai nói? Tại sao lại nói như thế” của nhà văn Văn Giá

Linh Nguyễn 20/09/2024 15:13

Tác phẩm văn học được các nhà phê bình đánh giá cao về sự sáng tạo, đầy dũng khí trong lối viết; tính đời, sự tự trào đa chiều trong nội dung và tạo nên “biệt danh” mới cho nhà văn: “Người kể chuyện hiểu chuyện”.

Sáng 20/9, tại phòng Nghệ thuật của NXB Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt tập truyện ngắn “Ai nói? Tạo sao lại nói như thế?” của nhà văn Văn Giá.

Buổi ra mắt sách diễn ra trong không khí sang trọng, ấm cúng với sự có mặt của rất nhiều nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà lý luận phê bình và bạn bè, đồng nghiệp, người thân, sinh viên của tác giả.

z5849628918374_af4a5c68758ba373bbc37462544f7aae.jpg
Nhà văn Văn Giá chia sẻ tại buổi giao lưu ra mắt sách.

Tác phẩm “Ai nói? Tạo sao lại nói như thế?” gồm 17 truyện ngắn thể hiện những suy ngẫm, quan sát của nhà văn Văn Giá trong cuộc sống. Trước tập truyện ngắn này, ông đã từng ra mắt 3 tác phẩm khác: "Một ngày nát vụn" (2009), "Một ngày lưng lửng" (2015), "Mưa ở Bình Dương" (2019).

Chia sẻ trong phần mở đầu, tác giả Văn Giá nói về cơ duyên xoay chuyển kỳ diệu để tác phẩm được ra đời: “Người đọc bản thảo đầu tiên của tôi là vợ tôi, người minh họa cho quyển sách này là con trai tôi – họa sĩ trẻ Thuận Ngô”.

z5849628900354_a33d05d96ca473394c2e8a5d2bfa7193.jpg
Không gian buổi ra mắt sách diễn ra tại phòng Nghệ thuật, NXB Hội Nhà văn.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận định, nhà văn Văn Giá dù theo đuổi sự nghiệp văn chương hay các hoạt động khác ngoài văn chương đều luôn nhiệt huyết, thể hiện tiếng nói giản dị nhưng đầy kiên quyết dưới mọi hình thức.

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học La Khắc Hòa lại đặt nhà văn Văn Giá trong cái nhìn tổng quát về văn học hiện đại, khi đã đi qua thời kỳ kinh điển và đang tiến tới thời kỳ hậu kinh điển. Theo nhà nghiên cứu Lê Khắc Hòa, cách viết của nhà văn Văn Giá đã cho ngôn từ “vừa bị mô tả vừa tự mô tả nó”, còn nội dung cho thấy những cái mới, những dòng ý thức ghi lại truyện của một người nhưng là của muôn người, muôn đời.

“Nhà văn Văn Giá hành quân từ phê bình sang sáng tác rất nhẹ nhàng, thanh thoát… Thầy cũng rất cập nhật đời sống, luôn rất dũng cảm, dũng khí, nhất quán trong tác phẩm. Sự dấn thân, sát sườn, nhìn nhận thấu đáo, thể hiện thái độ của một người trí thức rất rõ nét trong các tác phẩm. Tinh thần này sẽ là điểm tựa để những người viết trẻ hơn, những sinh viên có thể sáng tạo trong các tác phẩm của mình” nhà văn Phùng Văn Khai – Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội đánh giá.

Hầu hết các nhà phê bình đều nhận định rằng nhà văn Văn Giá đã hoàn toàn thoát khỏi cái mác “ông giáo viết văn” để nhập tâm vào đời thực, biến những câu chuyện mà mình được nghe trở thành tác phẩm. Nhà văn trở thành người kể chuyện bằng lối kể tưng tửng đặc trưng, tất cả các truyện đều có giọng bỡn cợt, tự trào, tếu táo nhưng đã chạm vào trái tim người đọc.

z5849628869535_dd87b4b956640a0c1ff6640d96bd712e.jpg
Tiến sĩ Cao Kim Lan đã đưa đến buổi ra mắt sách một bài tham luận rất công phu.

Hay những người bạn văn cho rằng dù đã chơi thân với nhà văn Văn Giá đến 20 năm vẫn khó cắt nghĩa được về văn chương, truyện ngắn của tác giả khi ông luôn nỗ lực làm khác, làm mới mình trong các tác phẩm. Nhà văn Sương Nguyệt Minh cho rằng nhà văn Văn Giá luôn tạo ra một dòng chảy văn chương có nhiều sự phá cách, khác biệt, tác phẩm sau lại khác tác phẩm trước, “phá tung” các tác phẩm và “khiến tôi đọc xong phải ngẫm nghĩ xem cái này có phải là tản văn, có phải tiểu thuyết, có phải là truyện ngắn… Nhưng dù có dù sao cũng phải khẳng định đây là tác phẩm văn học hấp dẫn”.

Đóng góp góc nhìn của một độc giả và một nhà phê bình nữ, tiến sĩ Cao Kim Lan (hiện đang công tác tại Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tách tác giả Văn Giá khỏi danh xưng thầy giáo hay nhà phê bình để thực sự đọc tác phẩm như một… văn bản. Chị mang đến một bài tham luận rất công phu, kèm những phân tích cho thấy tác giả Văn Giá là một người kể chuyện hiểu chuyện.

Với “Ai nói? Tạo sao lại nói như thế?”, những người đồng nghiệp đều bày tỏ sự bất ngờ trước nhà văn Văn Giá. Họ ngạc nhiên khi thấy một nhà giáo rất mẫu mực, rất mô phạm trong đời thực lại có thể trở nên “rất ngầu”, thoát vai hoàn toàn với giọng văn trào phúng, luôn ám ảnh bởi sự vô thường nhưng đầy tính triết học, nặng lòng với làng quê và đau đáu sự cách tân, sáng tạo trong văn học./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ra mắt bộ truyện tranh giúp trẻ phát triển kĩ năng sống an toàn
    Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
  • 58 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    “Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII tiếp tục được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội tối 29/11.
  • Cuốn sách “Khởi nghiệp 4.0 – Từ ý tưởng đến thành công” sắp ra mắt bạn đọc
    Cuốn sách "Khởi nghiệp 4.0 – Từ ý tưởng đến thành công" của TS. Lê Hữu Thi vừa chính thức được Nhà xuất bản Lao động cấp phép xuất bản. Đây là ấn phẩm hướng đến cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, mang đến những kiến thức cần thiết để có thể thành công trong thời đại số hóa.
  • Nhà văn Trần Thùy Mai: Bản sắc Huế và sự chuyển hướng trong sáng tác
    Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, nhà văn Trần Thùy Mai - tên khai sinh Trần Thị Thùy Mai (sinh năm 1954) là một trong những cây bút văn xuôi nữ ấn tượng, bản lĩnh và tài năng. Sau gần ba phần tư thế kỷ sống và viết với hàng loạt tác phẩm (truyện ngắn, nghiên cứu, tản văn và tiểu thuyết), nữ sĩ được bạn đọc nhớ đến bởi lối viết nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc.
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển vọng hợp tác bền vững của nghệ thuật múa châu Á
    Trong hai ngày 2/12 và 3/12/2024, Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ quốc tế.
  • Mở cơ hội mới cho sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên hội nhập
    Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 (sau đây gọi là Chương trình) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, có thiết kế như một chiến lược toàn diện để khắc phục các điểm nghẽn về nguồn lực, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập và hiện đại hóa.
  • Gần 1.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15
    Sáng 2/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức gặp mặt báo chí, giới thiệu Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ 16 (2024-2025).
  • Sắp diễn ra triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em 2024 (IBTE)
    Nối tiếp sự thành công của IBTE 2023, Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi trẻ em Việt Nam sẽ quy tụ hơn 200 thương hiệu hàng đầu đến từ 5 quốc gia và vùng lãnh tham gia IBTE để giới thiệu các sản phẩm mới với chất lượng cao
  • [Podcast] Cháo sườn – Thức quà của mùa đông Hà Nội
    Bên cạnh những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng rất quen thuộc. Cháo sườn, không chỉ đơn giản là một món ăn dân dã mà còn là thức quà chứa nhiều hoài niệm của người Hà Nội. Những ngày Hà Nội chớm đông như thế này mà được bưng bát cháo sườn nóng hổi, thủ thỉ to nhỏ với nhau những câu chuyện thường ngày quả là thú vị.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách “Ai nói? Tại sao lại nói như thế” của nhà văn Văn Giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO