Mỹ thuật

Ấn tượng Triển lãm ký họa “Lấp lánh di sản”

Hải Truyền 21/11/2023 08:13

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2023 với chủ đề "Dòng chảy" kết nối và tôn vinh giá trị chuyển dịch mới từ nền tảng di sản và cộng đồng sáng tạo, diễn ra từ ngày 17-26/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm và nhiều địa điểm khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

dsc02303(1).jpg

Lễ hội năm nay được kỳ vọng sẽ mang tới cho người dân Hà Nội và du khách những trải nghiệm mới trong "đánh thức" các di sản văn hoá dọc bên bờ sông Hồng trở thành các không gian văn hoá nghệ thuật sáng tạo đặc sắc.

dsc02276(1).jpg

Trong đó, Nhà máy xe lửa Gia Lâm là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc Lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, thời trang, nghệ thuật độc đáo, các hội thảo, workshop, hội chợ, vui chơi, trưng bày về lịch sử nhà ga.

dsc02225.jpg

Trong khuôn khổ Lễ hội, triển lãm ký họa về Nhà máy xe lửa Gia Lâm với tên gọi "Lấp lánh di sản" do đội ngũ giảng viên và sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội thực hiện là một trong những nội dung đặc sắc, nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách tham quan.

dsc02278.jpg

Khu trưng bày bộ tác phẩm ký họa là nhà xưởng 3B - một không gian rộng lớn, nằm trong khuân viên Nhà máy xe lửa Gia Lâm.

dsc02289.jpg

50 bức ký họa có nhiều nội dung tôn vinh đôi bàn tay và khối óc của những người đã gắn bó cả cuộc đời mình với đường sắt Việt Nam, những công trình, những hiện vật vẫn còn được lưu giữ đến hiện tại.

dsc02269.jpg

Những bức ký họa đã mang đến cho khách tham quan những góc nhìn mới về một miền ký ức xưa cũ tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, nơi in đậm dấu ấn một thời vàng son của đường sắt Việt Nam.

dsc02267.jpg

Đầu máy xe lửa hơi nước “Tự Lực” mang số hiệu 141-179 từng là niềm tự hào, là biểu tượng một thời của đường sắt Việt Nam hiện lên ấn tượng trong nhiều bức ký họa và phiên bản thật của đầu máy này cũng được sắp xếp thành một không gian nghệ thuật riêng.

dsc02286.jpg

Được biết, để hoàn thành 50 bức ký họa này thì đội ngũ giảng viên và sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã làm việc trong vòng 2 tuần.

dsc02274.jpg

Những công trình, những hiện vật được đưa vào ký họa hầu như đều đã xưa cũ, bị phủ đầy rỉ sét và cây cỏ nằm rải rác trong không gian rộng lớn của Nhà máy xe lửa Gia Lâm.

dsc02268.jpg

Từ những khối bê tông và sắt thép im lìm dưới lớp bụi thời gian, qua góc nhìn nghệ thuật của sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội các tác phẩm đã hiện lên đầy mới mẻ, sáng tạo, khiến cho những đường ray, lò bễ trở nên đầy sức sống.

dsc02273.jpg

Những gam màu cũ kỹ, ảm đạm đến nhếch nhác nhưng khi được tái hiện lại trên những bức ký họa đã như được thổi vào một linh hồn mới tươi sáng hơn, gần gũi hơn.

dsc02275.jpg

Ngoài giá trị nghệ thuật thì những bức ký họa còn tôn vinh đức tính cần cù, đôi bàn tay khéo léo của những người thợ đường sắt Việt Nam, những người đã góp sức mình nối thông “con đường thống nhất” từ Bắc vào Nam sau hơn 20 năm đất nước bị chia cắt.

dsc02270.jpg

Triển lãm ký họa “Lấp lánh di sản” là một trong hàng chục không gian nghệ thuật trong Nhà máy xe lửa Gia Lâm cùng với những không gian như: không gian kiến trúc nghệ thuật "Phân xưởng nóng", không gian kiến trúc "Bến chờ", triển lãm sắp đặt “Thủy Phủ”, triển lãm “Dòng chảy di sản”, góc “Ký ức đầu máy xe lửa hơi nước”… cùng nhiều triển lãm hội họa, điêu khắc khác.

dsc02271.jpg

Bộ tác phẩm ký họa mang tên “Lấp lánh di sản” được thầy và trò trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội thực hiện bằng cảm xúc và tâm huyết của mình sẽ giúp lưu lại mãi những ký ức về Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Những nét vẽ mang một sức sống mà khi nhìn vào ta tưởng như có thể ngửi thấy cả mùi khét của muội than, mùi hăng của dầu mỡ.

dsc02272.jpg

Ngoài những không gian tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, trong dịp này, các quận, huyện, thị xã cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 nhằm kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhớ về họa sĩ Dương Bích Liên
    Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Dương Bích Liên, sáng ngày 13/7, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức chương trình Art talk “Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng”. Art talk đã đưa công chúng đến với ký ức về họa sĩ Dương Bích Liên thông qua những tác phẩm của cố họa sĩ, những câu chuyện kể đầy xúc động của các vị khách mời, người thân trong gia đình của họa sĩ.
  • Bức tranh Sen Liên Hoa Tịnh Cảnh trưng bày tại lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 12 đến ngày 16/7/2024. Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của con người.
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Văn hóa dân gian qua góc nhìn gen Z
    Triển lãm “Dân gian trong Gen Z” là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ. Gen Z đã và đang tiếp nối và sáng tạo trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • Triển lãm "Cuộc sống quanh ta": Chạm đến trái tim từ những điều giản dị, thân thương
    Chiều 26/6, tại số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Cuộc sống quanh ta 2024". Triển lãm do Câu lạc bộ sáng tác đề tài xây dựng tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng Triển lãm ký họa “Lấp lánh di sản”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO