Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Những góc nhìn mới về di sản công nghiệp của Thủ đô

Trung Kiên 28/11/2023 14:33

Kiến trúc sư (KTS) Mai Hưng Trung – người thực hiện Pavillon “Kiến trúc, Nhà máy và vẽ (lại) Giấc mơ hiện đại” tại Kho Xưởng Nóng (Nhà máy xe lửa Gia Lâm) thuộc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, chia sẻ: “Tôi đã thấy có niềm tin hơn khi tất cả mọi người đã bắt đầu nhìn đến những khía cạnh mới về di sản công nghiệp của Thành phố”.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 (17 – 28/11) có 4 Pavillon trên nền di sản công nghiệp – Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (quận Long Biên), trong đó Pavillon “Kiến trúc, Nhà máy và vẽ (lại) Giấc mơ hiện đại” là một không gian nghệ thuật đặc biệt, được nhiều người dân và du khách chú ý.

velaigiacmo-3-.jpg
Người dân trong không gian nghệ thuật “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023.

Toàn bộ Kho Xưởng Nóng 1B với diện tích cả nghìn mét vuông của nhà máy, đã được KTS Mai Hưng Trung - nhà sáng lập Hà Nội Ad Hoc, thiết kế thành không gian nghệ thuật (Pavillon) “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại”, với 5 khu vực trưng bày do Hà Nội Ad Hoc, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội phối hợp thực hiện. Không gian nghệ thuật này đã khai phá tinh thần sáng tạo của cộng đồng sáng tạo để thiết kế không gian đổi mới, kiến tạo giá trị văn hóa.

Theo KTS Mai Hưng Trung, “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) Giấc mơ hiện đại” được thực hiện như một cuộc đối thoại với ý tưởng của Aldo Rossi (1931 – 1997, một kiến trúc sư người Ý nổi tiếng thế giới): “Thành phố, như ký ức tập thể của người dân, gắn liền với hiện vật và địa điểm”. Quan điểm này được các nghệ sĩ sáng tạo thể hiện thông qua việc biến một phần không gian Nhà máy Xe lửa Gia Lâm thành địa điểm khảo cổ để khám phá lịch sử của nhà máy ở đầu thế kỷ 20.

maitrunghung.png
KTS Mai Hưng Trung, người thiết kế không gian “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

Không gian thực hiện là Kho Xưởng Nóng - một nhà kho vốn bị bỏ hoang, trải qua một quá trình biến đổi, tái dựng và hệ thống hoá để trở thành một không gian lưu trữ hiện vật và cả những ký ức chưa được kể. Cách tiếp cận giàu tính tường thuật này khi đối chiếu với ý tưởng “Khảo cổ học hành vi” của Schiffer chính là những hành vi tương tác của con người với hiện vật và địa điểm - trọng tâm để hiểu được ý nghĩa lịch sử. Nhà máy, trong quá trình được tái hiện, đã nắm bắt được bản chất của những tương tác này và lưu trữ những câu chuyện cũng như trải nghiệm của những con người đã từng đem lại sự sống phía sau lớp vỏ của nhà máy.

Ý tưởng của không gian “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” đóng vai trò như một tuyên ngôn chống lại các hình thức xây dựng hiện đại, ưu tiên tốc độ và khối lượng để sản xuất hàng loạt hơn là bảo tồn các di sản về nền công nghiệp phong phú của Thành phố Hà Nội. Trong phạm vi của Pavillon này, không gian đóng vai trò như một sân khấu cho những sự giao tiếp về ý tưởng, vượt qua cả bức tường, không gian của nhà máy. Nó khơi gợi những lời nhận xét chân thực về các phương án xây dựng, các quy trình phá dỡ cũng như tiềm năng tương lai của địa điểm thông qua sự hợp tác, đóng góp của cộng đồng địa phương. Cách tiếp cận toàn diện này phản ánh ý tường của Schiffer vào sức mạnh của việc khám phá các khuôn mẫu của hành vi cũng như sự chung tay của cộng đồng để giải mã những bí mật về di sản.

xemtrienlam.png
“Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” khai phá tinh thần sáng tạo của cộng đồng sáng tạo để thiết kế không gian đổi mới, kiến tạo giá trị văn hóa.
velaigiacmo-4-.jpg
Du khách xem phim tư liệu bằng máy chiếu lên tường của kho Xưởng Nóng, tái hiện đời sống của những nữ công nhân làm việc trong các nhà máy quốc doanh trong “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại”.

5 khu vực trưng bày triển lãm thuộc “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” có những câu chuyện riêng. Khu thứ nhất trưng bày nghiên cứu và hồ sơ lưu trữ của 12 nhà máy nổi bật ở Hà Nội, đặc biệt là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Mỗi nghiên cứu này tái hiện dòng lịch sử hình thành của từng địa điểm và trình chiếu những tư liệu liên quan đến Phối cảnh, Tổng mặt bằng và tư liệu ngắn. Tại khu vực này sẽ chiếu bộ phim tư liệu tái hiện đời sống của những nữ công nhân làm việc trong các nhà máy quốc doanh, từ đó chất vấn mối quan hệ giữa các thực thể kiến trúc và kí ức tập thể, con người.

Đến với khu vực thứ hai, người dân và du khác được tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ nhà máy xe lửa Gia Lâm và những đối chiếu từ góc nhìn quốc tế do nghệ sỹ điêu khắc Vy Trịnh và nghệ sỹ - nhà nghiên cứu Jennifer Vanderpool thực hiện. Tới khu vực tiếp theo là khu tương tác cộng đồng, người dân và du khách được tương tác trực tiếp với bản đồ của 170 nhà máy và khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, bao gồm thông tin cụ thể, vị trí của từng nhà máy. Không gian thứ ba thuộc “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” còn trưng bày mô hình vật lý thực của nhà máy xe lửa Gia Lâm và trình chiếu những hình ảnh sáng tạo, đề xuất hướng phát triển không gian và chức năng nhà máy xe lửa.

velaigiacmo-2-.jpg
Người dân và du khách được tương tác trực tiếp với bản đồ của 170 nhà máy và khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
velaigiacmo-1-.jpg
Các triển lãm trong không gian nghệ thuật được thiết kế tại Nhà kho Xưởng Nóng 1B được nhiều người quan tâm.

Khu vực thứ tư là triển lãm “Đánh thức di sản”. Bằng các giải pháp không gian sáng tạo, triển lãm do các sinh viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội thực hiện, đã đề xuất đánh thức không gian di sản, thổi sức sống mới vào các không gian xưa cũ, tái truyền tải các mã gene văn hóa vào thế hệ trẻ ngày nay. Cuối cùng là khu vực triển lãm “Tiếp cận mới Kiến trúc công nghiệp” của Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện, truyền đi thông điệp kiến trúc công nghiệp ngày nay cần những không gian kiến trúc ngày một xanh hơn, sạch hơn...

“Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 đã làm được một việc rất khó, đó là tìm được sự đồng thuận của chính quyền và Nhà máy Xe lửa Gia Lâm để tổ chức lễ hội ở di sản công nghiệp của Hà Nội. Tôi đã thấy có niềm tin hơn khi Hà Nội hiện nay, tất cả mọi người đã bắt đầu nhìn đến những khía cạnh mới hơn về di sản và cùng chung tay để các di sản công nghiệp thành nơi tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội.

Trước đó, tôi vẫn nghĩ lễ hội tổ chức tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm xa vời lắm, nhưng đến khi những không gian sáng tạo thành hiện thực tại nhà máy như “Kiến trúc, nhà máy, vẽ (lại) giấc mơ hiện đại”, thì mọi thứ không còn là mơ nữa, tôi thấy may mắn được tham gia sự kiện lần này”, KTS Mai Hưng Trung, chia sẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Lựa chọn các tiêu chí thực sự “mũi nhọn” để tập trung triển khai hiệu quả Cuộc thi
    “Trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc thi, các địa phương cần lưu ý bám sát các tiêu chí của Cuộc thi; chú trọng xem xét, lựa chọn tiêu chí “mũi nhọn” cũng như lựa chọn các tuyến đường, tuyến phố, ngõ phố thực sự phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của các phường hoặc tổ dân phố trên địa bàn quận”, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ tại buổi Đoàn kiểm tra đánh giá, chấm điểm Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn Thủ đô năm 2024.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Huyện Ba Vì: Duy trì xây dựng huyện Nông thôn mới và các xã Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
    Theo UBND huyện Ba Vì thông tin, việc thực hiện phong trào thi đua và tổ chức Cuộc thi “Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện nhằm nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông đô thị, nông thôn; giữ gìn và lan tỏa những nét đẹp, giá trị văn hóa tích cực trong cộng đồng; duy trì các tiêu chí huyện Nông thôn mới, các xã Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện.
  • Tạo điểm nhấn, góp phần xây dựng Thủ đô “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”
    Cuộc thi "Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, huy động mọi lực lượng quần chúng tham gia; duy trì, giữ gìn để các hoạt động trở thành nề nếp, thói quen sinh hoạt của từng thôn, xóm, khu dân cư; có nhiều đổi mới, mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thiết thực.
  • Tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024
    Năm 2024, với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng", phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ở Thủ đô vẫn đang tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu và phát huy giá trị ý nghĩa cao đẹp của ngày Gia đình Việt Nam. Thông qua phong trào đã phát hiện hàng ngàn gia đình tiêu biểu với những hành động, nghĩa cử cao đẹp trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
  • Lưu giữ tình yêu với Thủ đô qua cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024
    Ngày 24/10, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
Những góc nhìn mới về di sản công nghiệp của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO