Chuyển động Hà Nội

Khởi động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

Thụy Phương 18/10/2023 10:12

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề "Dòng chảy" sẽ chính thức diễn ra từ ngày 17 - 26/11/2023, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm mới mẻ và tầm nhìn Hà Nội - thành phố sáng tạo - dành cho công chúng.

Tiếp nối thành công của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2021, 2022, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 là hoạt động thường niên nhằm thực hiện sáng kiến, cam kết với UNESCO khi Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo.

Sự kiện do UBND Thành phố Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hoá thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình Định cư con người Liên hợp quốc UN-HABITAT, UBND các quận, huyện, cùng các đơn vị, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và nhà sáng tạo, nghệ sĩ.

le-hoi-thiet-ke(1).jpg
Lễ hội hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng và tạo động lực cho sự phát triển đô thị bền vững của Thủ đô.

Với chủ đề "Dòng chảy", Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 nhằm hướng sự chú ý đến sông Hồng - dòng chảy huyết mạch kết nối nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội. Tuyến trải nghiệm của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 sẽ nhấn mạnh vào sự kết nối hai bên bờ sông bằng cây cầu Long Biên lịch sử, đồng thời làm nổi bật các “đặc sản” văn hoá lịch sử tại các quận huyện dọc hai bên sông.

Theo BTC, với lĩnh vực trọng tâm là thiết kế và di sản, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023 nhấn mạnh các giải pháp và cách suy nghĩ mới mẻ từ thiết kế nhằm đem lại sức sống mới cho các di sản, truyền cảm hứng và tạo cơ hội cho các tài năng trẻ. Đây là một cơ hội đề cao giá trị “thiết kế”, khai phá nội lực sáng tạo và tiên phong trong mô hình hợp tác công - tư để mang đến những giải pháp không gian sáng tạo và thiết kế cho cộng đồng trên nền tảng di sản của Hà Nội.

Cùng với đó, chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Đây là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm mới mẻ, biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, tạo ra việc làm, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững. Với tầm nhìn chuyển đổi này, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - điểm nhấn của Lễ hội năm nay - có tiềm năng trở thành tổ hợp văn hóa sáng tạo mới vô cùng hấp dẫn giới trẻ của thành phố Hà Nội.

Với một chuỗi sự kiện văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo và đổi mới có sự tham gia tích cực của giới trẻ Lễ hội hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng và tạo động lực cho sự phát triển đô thị bền vững của Thủ đô; đồng thời tiếp tục khẳng định sức sống, nguồn lực sáng tạo và bản sắc của Hà Nội; khuyến khích hình thành cộng đồng sáng tạo; kết nối đa lĩnh vực công nghiệp văn hoá khác nhau như: kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế..; hình thành các nền tảng sáng tạo nhằm phát huy các nguồn lực văn hóa, bao gồm văn hóa truyền thống của Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • [Podcast] Chùa Vạn Ngọc – Cổ tự linh thiêng bên sông Hồng
    Hà Nội nghìn năm văn hiến, đã ghi dấu trong sử sách, và cũng hiện hữu trong từng mái đình, ngõ xóm, từng tấm bia cổ rêu phong giữa lòng phố thị hôm nay. Với hàng vạn di tích được xếp hạng, từ di tích quốc gia đặc biệt đến các di chỉ văn hóa làng xã, Thủ đô Hà Nội là một “bảo tàng sống” – nơi truyền thống và hiện đại giao thoa trong từng hơi thở. Giữa kho tàng ấy, có những ngôi chùa mang trong mình một vẻ đẹp trầm mặc ngay giữa phố thị tấp nập, đó là chùa Vạn Ngọc.
  • “Bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát triển, đóng góp nhiều hơn vào GRDP Thủ đô
    “Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030” đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua vào chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25. Đây là “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội đóng góp nhiều hơn vào GRDP thành phố, phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Trung ương và Thành ủy Hà Nội đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Khởi động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO