Sân khấu - Điện ảnh

Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Đình Thế 06:57 10/07/2025

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.

Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

canh-trong-chuong-trinh-bac-ho-mot-tinh-yeu-bao-la.jpg
Cảnh trong chương trình nghệ thuật "Bác Hồ một tình yêu bao la".

Chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” của tác giả Lê Trinh – Lý Nguyên Anh, do NSƯT Trịnh Mai Nguyên đạo diễn, gồm 2 vở kịch ngắn “Chuyện nhà chị Tín” và “Miền Nam trong trái tim Bác”, thể hiện tình yêu bao la của người đối với dân tộc Việt Nam.

Trong đó, “Chuyện nhà chị Tín” là câu chuyện kể về chuyến đi thăm của Bác Hồ tới một gia đình nghèo ở Hà Nội trong đêm Giao thừa năm Nhâm Dần 1962. Dù ở vị trí nào, Bác vẫn luôn nghĩ đến dân, luôn mong muốn cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc. Câu chuyện trong vở kịch ngắn là minh chứng cho tình yêu bao la của Người.

Vở kịch ngắn “Miền Nam trong trái tim Bác” thể hiện tình cảm đặc biệt của Người dành cho đồng bào miền Nam ruột thịt qua câu chuyện về Bác Hồ và nữ anh hùng Trần Thị Lý cùng các chiến sĩ đồng bào miền Nam. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, khi đất nước chia cắt hai miền, nỗi nhớ thương đồng bào miền Nam luôn đau đáu trong trái tim Bác.

Hai vở kịch ngắn trong chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” như một bài ca đẹp đi cùng năm tháng, ca ngợi tình yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam…

trich-doan-cafe-banh-mi.jpeg
Nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn trích đoạn ngắn nhạc kịch "Café bánh mì”.

Cùng ngày, vở nhạc kịch “Café bánh mì” là tác phẩm Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Metaforce Việt Nam dàn dựng, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc. Tác phẩm phản ánh không khí sôi sục của những ngày trước Cách mạng Tháng Tám của dân tộc Việt Nam.

Vở kịch có bối cảnh xã hội chân thực về đất nước Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh đầy đau thương, đói khổ và ca ngợi những người dân yêu nước trong đó có sự đóng góp rất lớn của giai cấp tiểu tư sản đã cống hiến không chỉ tiền của mà còn hy sinh cả tính mạng để đi theo kháng chiến, đi theo cách mạng.

Dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng người dân Việt Nam vẫn giữ vững niềm tin vào thắng lợi, nhất định không chịu khuất phục trước mọi áp bức của kẻ thù. Tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 là một biểu hiện cao đẹp của lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết, để từ đó giành độc lập tự do và khẳng định ý chí quật cường trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

kieu-minh-hieu.jpeg
NSƯT Kiều Minh Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam phát biểu.

Theo NSƯT Kiều Minh Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, vở nhạc kịch được thực hiện bởi ê-kíp của Nhà hát Kịch Việt Nam và Công ty METAFORCE, thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, nhằm lan tỏa thông điệp về văn hóa, con người và lịch sử của hai nước thông qua những hình ảnh và ngôn ngữ sân khấu, từ đó nâng cao mối quan hệ của hai quốc gia trong giao lưu và hợp tác nghệ thuật, góp phần đưa đến cho công chúng những vở diễn với những thông điệp tốt đẹp và thực sự ý nghĩa.

“Cả hai dự án nghệ thuật này sẽ lần lượt được công diễn trong dịp Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ngày lễ lớn của đất nước”, NSƯT Kiều Minh Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để thu hút nhà đầu tư chiến lược
    Triển khai thi hành khoản 1, khoản 2 - Điều 42 Luật Thủ đô 2024 quy định về thu hút nhà đầu tư chiến lược, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết nội dung này để trình HĐND thành phố xem xét, quyết nghị. Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 25, chiều ngày 9/7, Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện điểm a, điểm b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO