Đời sống văn hóa

Triển lãm thư pháp "Nét đan thanh" chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11

Việt Thương 16/11/2023 11:45

Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề "Nét đan thanh".

img-8972.jpg
Công nghệ ánh sáng làm nên nét độc đáo của Triển lãm lần này.

Triển lãm Nét đan thanh tuyển chọn 60 tác phẩm thư pháp của 15 tác giả thuộc nhiều thế hệ. Các tác phẩm phong phú về cách thức trình bày, đa dạng về phong cách và thuần thục trong bút pháp thể hiện con chữ trên mặt giấy.

Đan thanh theo nguyên nghĩa thì Đan là màu đỏ, Thanh là màu xanh, nghĩa ban đầu chỉ những nét vẽ, những mảng màu, chỉ hội hoạ nói chung, sau mang thêm hàm ý sáng tác nghệ thuật bằng đường nét, những nét vẽ, nét viết.

Đan còn là sách viết mực son ghi lại công trạng, hình tích, thành tựu, còn Thanh là thanh sử nghĩa là sử xanh. Đan thanh lúc này mang thêm hàm ý chỉ sử sách, mở rộng ra là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, văn hoá, văn chương, nghệ thuật được lưu truyền, ghi chép trong sử sách.

Đan thanh còn là sự ghi nhận những người có công lao, đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, đan thanh còn có ý nghĩa là sáng tỏ, rực rỡ như những gì đã và đang được lưu truyền lại như tấm gương còn sáng mãi.

Triển lãm Thư pháp lần này lấy tên gọi Nét đan thanh để gửi gắm tất cả những điều ấy qua những áng văn chương của những bậc tài danh xưa và nay. Những điều ấy đang được viết lại, trải ra, thể hiện qua từng nét viết, nét vẽ của những tác giả thư pháp, thư hoạ hiện nay.

Nét đan thanh, đáp ứng cả về nội dung và hình thức, đảm bảo được tinh thần nghệ thuật mà triển lãm hướng tới. Các tác giả với sự phong phú về bức thức trình bày, đa dạng về phong cách và nhuần nhụy trong bút pháp thể hiện con chữ trên mặt giấy.

Triển lãm thư pháp Nét đan thanh là không gian để các chuyên gia, tác giả và khách tham quan trao đổi, chia sẻ về các tác phẩm, những câu chuyện xoay quanh thư pháp và học hỏi nhiều hơn về nghệ thuật truyền thống của nước nhà. Hoạt động đưa giá trị truyền thống đến gần với công chúng thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến cái nhìn mới mẻ với nghệ thuật thư pháp của cha ông.

Triển lãm diễn ra từ ngày 14/11/2023 đến hết ngày 30/11/2023./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm thư pháp "Nét đan thanh" chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO