Danh thắng & Di tích Hà Nội

Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)

Sơn Dương (t/h) 09/10/2023 16:18

Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.

bao-tang-tong-cuc-2.jpg
Bảo tàng Tổng cục II.

Khởi công xây dựng từ năm 2001, 2 tầng trưng bày của bảo tàng bao gồm phòng khánh tiết, phòng chiếu phim và các gian trưng bày chuyên đề. Thăm một lượt qua các gian trưng bày, người xem có thể hình dung một cách khái quát quá trình ra đời, phát triển, chiến đấu của ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, sự quan tâm sâu sát chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng; thấy được tinh thần đoàn kết, thống nhất sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hy sinh của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn Tổng cục hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống “Trung dũng, kiên cường, độc lập sáng tạo, bí mật, khôn khéo, đoàn kết, quyết thắng”.

Hình tượng nổi bật giữa phòng khánh tiết là cụm tượng Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê năm 1950 được phỏng theo bức ảnh nổi tiếng của nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An ghi lại sự kiện Bác đi chiến dịch Biên giới và một số cán bộ, chiến sĩ của ngành đã vinh dự được tháp tùng Bác. Biểu tượng đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh với ngành tình báo; nhanh nhạy, kịp thời phục vụ cho cách mạng, xứng đáng là “tai mắt” của Đảng, của quân đội. Ngành Tình báo quân đội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, 35 Huân chương Độc lập, 1.249 Huân chương Chiến công...

Thăm Bảo tàng Tổng cục II, người xem được tận mắt thấy những hiện vật đặc sắc gắn với từng con người, từng tập thể mà chiến công của họ từng được xem như những huyền thoại trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do của dân tộc: Tấm bản đồ Điện Biên Phủ được các chiến sĩ trinh sát tiểu đoàn 426 lấy được của địch tháng 12/1953 phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu mặt trận, góp phần giúp trên chỉ đạo tác chiến giành thắng lợi. Vẫn còn đây mô hình đội thuyền 128 anh hùng, một trong những đội thuyền giao liên tiên phong đã mở “Đường mòn trên biển” để đưa đón, cán bộ, vận chuyển vũ khí, tài liệu phục vụ cho cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Chiếc chảo đồng gợi nhớ hình ảnh anh hùng Đinh Thị Vân, người đã dùng nó để rán bánh, sắc thuốc chữa bệnh và bám trụ hoạt động ở nội thành Sài Gòn. Bà là nữ anh hùng đầu tiên của ngành tình báo với hơn 30 năm hoạt động trong lòng địch và lập được nhiều chiến công. Cuộc đời bà là biểu tượng của tinh thần hy sinh vì nhiệm vụ với câu chuyện riêng nổi tiếng: Cưới vợ cho chồng để lên đường vào Nam thực hiện nhiệm vụ...

Có thể nói, mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng cục II đều gắn liền với những chiến công thầm lặng của những con người sống trong bí mật, thầm lặng. Chiếc áo bao tải của đồng chí Minh Vân, kỷ vật mang theo về từ tử ngục chín hầm khét tiếng tàn bạo của chế độ Ngô Đình Diệm. Tại nơi này, 12 chiến sĩ ngành tình báo quân đội đã bị giam trong đó có 9 đồng chí đã hy sinh nhưng không một ai khuất phục trước sự tra tấn dã man của kẻ thù. Chiếc xích lô mang biển số S - 1938 gắn liền với cuộc đời hoạt động của anh hùng Tôn Minh Lai với 23 năm hoạt động trong vai ông già đạp xích lô kiếm sống, vượt qua mọi sự ruồng bỏ, kiểm soát của gián điệp, mật thám, chỉ điểm của kẻ thù và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa đón cán bộ, chuyển giao tài liệu. Khẩu súng K54 như còn in dấu vân tay của anh hùng Nguyễn Văn Thương khi trên đường đi làm nhiệm vụ, bị lộ ông đã dùng để bắn cháy chiếc máy bay “carô” của địch, tiêu diệt 19 tên Mỹ và một tên chiêu hồi. Biết ông nắm giữ nhiều bí mật về những đồng chí đang hoạt động trong lòng địch, kẻ thù đã dùng nhiều thủ đoạn hèn hạ nhằm mua chuộc ông. Không khuất phục được, địch đã dùng nhiều cực hình với người chiến sĩ cách mạng trung kiên này, chúng cưa chân ông đến 6 lần. Hai Thương trở thành tấm gương trung kiên của người cộng sản, luôn giữ vững khí tiết chiến sĩ cách mạng bảo vệ đồng đội. Ở vị trí trang trọng khác là những bức ảnh, hiện vật của Thiếu tướng, anh hùng Phạm Xuân Ẩn - một cán bộ tình báo xuất sắc có nhiều đóng góp tiêu biểu vào sự nghiệp cách mạng của Đảng./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Di tích Địa đạo kháng chiến Nam Hồng (huyện Đông Anh)
    Đi trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, qua khỏi cầu Thăng Long khoảng hơn 2km về phía bắc, chúng ta đến vùng đất của xã Nam Hồng, với những cánh đồng lúa, màu tươi tốt và các nhà máy, công trường cùng các công trình kiến trúc dân dụng đang mọc lên san sát, đang đô thị hóa và biến đổi hàng ngày. Qua vùng quê này, hẳn ít ai có thể tin rằng trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây, đã là một vùng quê máu lửa, chiến trường khốc liệt. Nằm ở phía tây huyện Đông Anh, giáp giới với địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc, vùng giáp ranh quyết liệt giữa ta và địch, cách Hà Nội - trung tâm sào huyệt đầu não của địch khoảng 10km.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
  • Bảo tàng Tăng thiết giáp (quận Cầu Giấy)
    Bảo tàng Tăng thiết giáp thuộc loại hình bảo tàng quân sự chuyên ngành, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền giáo dục các hiện vật bảo tàng phản ánh về quá trình ra đời, xây dựng chiến đấu trưởng thành của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • 22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 54
    Sáng ngày 5/10/2024, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc và trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 54. Triển lãm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Lan tỏa giá trị truyền thống qua Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 4/10, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” đã khai mạc tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn - Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
    Kỳ thi vào lớp 10 năm tới có thể gồm toán, văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên, theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới.
  • Trưng bày 70 tranh cổ động tấm lớn tại thị xã Sơn Tây
    Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trưng bày, giới thiệu 70 tác phẩm tranh cổ động của các họa sĩ chuyên và không chuyên trên toàn quốc, được tuyển chọn từ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
  • 33 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024
    Chiều tối ngày 4/10/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc, trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
  • Với tờ lịch tháng Mười
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Với tờ lịch tháng Mười của tác giả Bùi Việt Mỹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO