Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích Pháo đài Láng (quận Đống Đa)

Sơn Dương (t/h) 02/10/2023 14:06

Địa điểm: phố Pháo Đài Láng, vào qua cổng Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia - Đài khí tượng thuỷ văn Láng, khoảng 100m rẽ trái. Di tích thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

khu_di_tich_lich_su_phao_dai_lang_hien_nay.jpg
Một góc khu di tích Pháo đài Láng ngày nay

Pháo đài Láng do quân đội Pháp xây dựng trên cánh đồng làng Láng Trung, xã Yên Lãng, huyện Hoàn Long, sau thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội vào năm 1941. Pháo đài có 4 khẩu cao xạ 75 ly gắn chặt xuống bệ bê tông và một đài chỉ huy. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, pháo đài lọt vào tay quân Nhật. Khi quân Nhật đầu hàng, cách mạng thành công, quân Nhật cho phá huỷ các cỗ pháo lớn, tháo vứt các bộ phận quan trọng để không phải trao lại cho quân Tưởng vào giải giáp. Bộ phận quân giới của ta đã cho tìm kiếm thu nhặt ở tất cả các nơi về, dồn địch các bộ phận từ 20 khẩu pháo cao xạ để thành 7 khẩu hoàn chỉnh bắn được.

Ngày 29/6/1946, tại trại Vệ quốc đoàn trung ương (40 phố Hàng Bài), Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn pháo binh đầu tiên của quân đội Việt Nam. Đoàn gồm 4 trung đội độc lập với 7 khẩu 75 ly, lập thành 4 trận địa ở Láng, Xuân Tảo, Thổ Khối (mỗi trận địa 3 khẩu) và Xuân Canh (1 khẩu). Mỗi khẩu đội có từ 200 đến 300 viên đạn.

Tháng 11/1946, Bộ Quốc phòng tổ chức lại thành một đại đội pháo trực thuộc Bộ chỉ huy khu Hà Nội, do đại đội trưởng Phạm Văn Đôn chỉ huy, quân số khoảng 200 pháo thủ.

Phạm Văn Đôn nguyên là pháo thủ của quân Pháp, bị động viên vào lính năm 1939, đã được đưa sang Pháp học về chỉ huy pháo binh. Nhưng sau khi về nước, tháng 2/1945 ông Đôn rời bỏ hàng ngũ địch về quê tham gia Việt Minh, cướp chính quyền ở huyện Ý Yên, Nam Định (8/1945), rồi gia nhập Vệ quốc đoàn ở Thành Nam.

Pháo binh đã có, nhưng tất cả các khẩu pháo đều không được bắn tập, vì phải giữ bí mật và tình hình Hà Nội lúc này đang căng thẳng do quân Pháp khiêu khích.

Giữa tháng 12/1946, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng tư lệnh Quân đội Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội - Trung tướng Vương Thừa Vũ, chính trị viên - đồng chí Trần Độ đã đến pháo đài Láng kiểm tra, động viên chiến sĩ pháo binh chuẩn bị tốt sẵn sàng chiến đấu.

Sáng 19/12/1946, lệnh thường trực chiến đấu phát ra các trận địa. Pháo đài Láng được lệnh bắn trước, sau khi đèn thành phố tắt hết, mục tiêu nhả đạn là Sở chỉ huy của Pháp ở cửa tây và cửa bắc trong Thành. Tiếng pháo cũng là hiệu lệnh mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

Đúng 20 giờ 3 phút, tự vệ nhà máy đèn Yên Phụ nổ mìn phá máy, báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ngay sau đó, Pháo đài Láng nổ súng dội lửa vào trong Thành nội. Các trận địa pháo ở Xuân Canh, Xuân Tảo bắn nối tiếp tập trung vào đó, còn trận địa Thổ Khối được phân công bắn vào sân bay Gia Lâm.

Đêm đó, ta bắn khoảng 500 phát. Ngày 20, trận địa Láng chuyển hướng bắn vào nhiều vị trí khác như dinh Toàn quyền, ga Hàng Cỏ, nhà dầu Shell, nhà Tiền...

Địch hoàn toàn bất ngờ, chúng vẫn chủ quan ta chưa có pháo lớn. Sáng 21, một máy bay Moran của Pháp lượn quanh tìm vị trí pháo đài Láng. Được lệnh bắn, chiều hôm ấy, khi máy bay địch quay trở lại đã bị trúng đạn cao xạ của pháo tan xác. Trận địa vừa củng cố, vừa lập thêm 2 trận địa giả cách đó 1 - 2km, đánh lừa địch, nên nhiều lần tránh được tổn thất khi địch phản pháo.

Sau 60 ngày đêm chiến đấu kìm chân địch trong Hà Nội, quân đội ta đã hoàn thành nhiệm vụ và được lệnh rút khỏi thành phố, bảo toàn lực lượng đánh lâu dài. Pháo đài Láng bắn hết đạn rồi tháo dỡ chuyển đi. Các bộ phận nặng quá được phá huỷ tại chỗ.

Lịch sử Pháo đài Láng tuy ngắn ngủi, nhưng chiến công đầu của pháo binh Việt Nam đã được lập tại đây, mở trang truyền thống của binh chủng pháo Việt Nam anh hùng.

Khi xây dựng năm 1941, Pháo đài Láng nằm giữa cánh đồng giáp hai làng Láng Trung - Láng Thượng, xa khu dân cư.

Nay toàn vùng đã đô thị hoá, di tích cũ hầu như không còn gì ngoài một nòng pháo 75 ly dài 2m, đặt trên bệ pháo dài 0,80m, nằm giữa các toà nhà cao tầng của cơ quan khí tượng thuỷ văn Láng. Cuối thế kỷ XX, thành phố mở rộng con đường chạy qua đây đặt tên là phố Pháo Đài Láng. Năm 1986, Thành phố ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cho Pháo đài Láng, quy hoạch lại khu vực. Năm 1992, Pháo đài Láng được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Nay pháo đài nằm trong khuôn viên có hàng rào chấn song sắt bao quanh, cổng sắt hoa. Trong diện tích khoảng 500m’ được trồng cây bóng mát, thông, dừa, đại, quy thành những ô cỏ, trồng hoa. Khẩu pháo 75 ly được tôn trên bục cao, đắp ụ tròn xung quanh. Phía bên phải có dãy nhà một tầng làm “phòng trưng bày bổ sung di tích Pháo đài Láng” với hơn 20 tấm ảnh và một số hiện vật. Di tích trực thuộc Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội quản lý.

Công trình tu bổ, phục dựng này hoàn thành năm 1994 - 1995 và sửa chữa lại năm 2006, đến nay được bảo tồn và phát huy tốt./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hoàn thiện chính sách pháp lý phát triển văn học, nghệ thuật bước vào kỷ nguyên mới
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
  • "Anh trai say hi" Hà Nội Concert 3 bùng nổ sân vận động Mỹ Đình
    Tối 7/12, "Anh trai say hi" Hà Nội Concert 3 đã diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình với những khoảnh khắc độc quyền.
  • Kỷ lục gần 18.000 vận động viên dự Marathon quốc tế Techcombank mùa 7
    Giải Marathon Quốc tế Techcombank Hồ Chí Minh mùa thứ 7 chính thức đóng cổng đăng ký sau khi cháy vé với gần 18.000 vận động viên tham gia, đánh dấu sự kiện biểu trưng của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Di tích Pháo đài Láng (quận Đống Đa)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO