Danh thắng & Di tích Hà Nội

Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên

Sơn Dương (t/h) 10/10/2023 08:52

“Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

tuong-dai-khu-chay.jpg
Bảo tàng Khu Cháy.

Theo truyền thuyết trong dân gian, vùng đất này nguyên xưa là một khu sình lầy gần như quanh năm, nhân dân “sáu tháng đi bằng tay, sáu tháng đi bằng chân”, cuộc sống khắc nghiệt “sống ngâm da, chết ngâm xương”. Vì thế nhân dân trong vùng mơ ước khai hoang, cải tạo nơi đây trở thành vùng đất màu mỡ. Người có công giúp dân lập làng, khai phá vùng này là bà Chúa Cháy. Từ đó nhân dân tôn vinh bà là Thành hoàng làng và gọi là bà Chúa Cháy. Vùng đất được gọi theo tên bà Chúa.

Giả thuyết khác cho rằng Khu Cháy được gọi theo tên một chợ lớn là Chợ Cháy, thuộc thôn Chẩn Kỳ, xã Trung Tú, Ứng Hoà. Có thể trước đây vì lý do nào đó chợ bị đốt cháy trụi để rồi trở thành tên Chợ Cháy. Nằm ở vị trí là trung tâm vùng này nên Chợ Cháy trở thành nơi để trao đổi, mua bán hàng hoá của nhân dân cả vùng. Qua thời gian, Khu Cháy được gọi để chỉ địa danh của cả một khu vực, mà trung tâm là Chợ Cháy.

Khu Cháy là vựa thóc, biển cá nhưng xưa kia trước sự bóc lột của đế quốc, phong kiến người dân Khu Cháy đã sớm có tinh thần cách mạng. Từ năm 1933 - 1934 Đảng Cộng sản Đông Dương đã có cơ sở hoạt động ở thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn - Ứng Hoà. Năm 1939 - 1940 khu Trầm Lộng được Đảng ta lựa chọn làm an toàn khu của Xứ uỷ Bắc Kỳ và từ đó bắt đầu có những cuộc đấu tranh chống bắt phu, sưu cao thuế nặng, chống thu thóc cho Nhật...

Tháng 4/1950, địch mở rộng chiếm đóng đồng bằng, Khu Cháy là một vị trí chiến lược tiếp giáp thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác, Khu Cháy bị bao vây tứ phía trong địa hình lòng chảo. Từ đây, cuộc kháng chiến rất gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của quân và dân Khu Cháy bắt đầu, nhân dân Khu Cháy đã mở đầu thắng lợi bằng cuộc chống càn “Tiếng cồng đuổi giặc” ở xã Đồng Tân năm 1951, dân quân du kích đã dùng các vũ khí thô sơ như: gậy, gộc, kiếm, mã tấu đuổi hàng đại đội địch ra tận sông Nhuệ.

Tiếp đó, có nhiều trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Địch cho hàng tiểu đoàn đánh nhiều phía, nhiều nơi tiến vào, đủ cả phi pháo với mục đích tiêu diệt Khu Cháy. Giặc tiến hành chính sách “tam quang”, tàn phá hơn 100 thôn biến Khu Cháy thành nơi hoang vu... chúng càn đi quét lại nhiều lần, bỏ 3.323 quả bom, bắn đại bác tới 342.777 quả. Bình quân một đầu người dân Khu Cháy phải chịu 2 quả bom và 203 quả đại bác. Chúng đã đốt cháy 27.161 nóc nhà (có những nhà bị đốt tới 5 lần); chúng giết 1.766 người dân vô tội, bắt tù 1.422 người, làm bị thương 283 người, dã man hơn nữa là thóc lúa chạy chưa hết còn để trong nhà chúng lại bắt xúc, rải trên mặt đường bùn lầy hay đổ xuống ao.

Nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng và tinh thần quả cảm, lòng yêu nước của quân, dân, du kích Khu Cháy. Ngay từ năm 1951, thực dân Pháp cho xây dựng nhiều đồn, bốt quanh mọi bề, để đàn áp phong trào cánh mạng của nhân dân và du kích Khu Cháy. Đứng trước những khó khăn vô cùng khắc nghiệt nhưng du kích Khu Cháy vẫn liên tục củng cố và mở rộng, đồng thời đã đánh tan ngay cả trận càn lớn nhất mà địch mệnh danh là trận càn “Căngguru” với lực lượng của địch là 21 tiểu đoàn, 300 xe cơ giới các loại, 45 khẩu pháo, 12 máy bay, bằng nhiều mũi, nhiều đợt tiến công vào Khu Cháy hồi đầu năm 1952 nhằm tiêu diệt lực lượng ta. Nhưng kết quả ta đã tiêu diệt 1.059 tên địch, cùng với 27 xe cơ giới trong trận càn này. Tính tổng cộng suốt 9 năm kháng chiến, quân và dân Khu Cháy đã giết 2.406 tên địch, bắn bị thương 4.117 tên, bắt sống 84 tên, thu 10 trung liên, 33 tiểu liên, trên 100 súng trường và rất nhiều quân trang, quân dụng. Đã đánh tan 43 trận càn lớn có từ 1 tiểu đoàn địch trở lên, ngoài ra còn đánh bại hàng trăm trận càn từ 1 trung đội đến 1 đại đội địch...

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống Mỹ cứu nước, các tổ chức hợp tác xã được xây dựng và củng cố, quy hoạch thủy lợi (cải tạo đồng trũng Khu Cháy) đã bắt đầu để biến Khu Cháy thành vựa thóc, biển cá, rừng cây. Tuy còn rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng Khu Cháy anh dũng vẫn đang tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của mình. Với sự giúp đỡ của Đoàn thanh niên xung phong toàn tỉnh về làm thủy lợi cải tạo đồng trũng Khu Cháy tiến lên giành vụ mùa ăn chắc và lâu dài để tăng cường bồi dưỡng đời sống nhân dân và góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục phát huy truyền thống, nhân dân Khu Cháy cải tạo đồng trũng Khu Cháy, đóng góp nhiều sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi trong công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước. Ngày nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Khu Cháy ra sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giầu đẹp.

Cuộc chiến tranh chống Pháp đã đi qua hơn nửa thế kỷ, những dấu ấn chiến công của thế hệ kháng chiến vẫn còn in đậm trong ký ức mỗi người dân Khu Cháy.

Ngay sau khi đất nước được giải phóng, nhân dân Khu Cháy đã có ý thức nghiên cứu, sưu tầm những tài liệu, hiện vật về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Khu Cháy để lưu giữ và giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân nơi đây.

Sau năm 1975, Bảo tàng Khu Cháy đã được xây dựng ngay chính trên mảnh đất “chảo lửa” bom đạn năm xưa tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà. Ngày đầu xây dựng Bảo tàng Khu Cháy chỉ là ngôi nhà cấp 4. Tuy nhiên với tài liệu, hiện vật phong phú, Bảo tàng đã làm rất tốt công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân trong vùng. Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Khu Cháy chiến thắng Bảo tàng đã được Đảng và Nhà nước đầu tư kinh phí cho xây dựng lại cơ sở vật chất cũng như sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật nâng cấp nội dung, hình thức trưng bày.

Bảo tàng Khu Cháy được xây dựng 2 tầng, trong khuôn viên trụ sở làm việc của UBND xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà tổng thể diện tích 320m2, tầng 1 dùng để đón tiếp khách, toàn bộ tầng 2 phục vụ cho công tác trưng bày.

Với gần 1000 tài liệu, hiện vật và hình ảnh trưng bày trong 4 chủ đề, Bảo tàng Khu Cháy chuyển tải 4 nội dung chính: Địa thế hiểm yếu của Khu Cháy; Nhân dân Khu Cháy có truyền thống yêu nước quật cường và truyền thống văn hoá phong phú; Công cuộc kháng chiến của nhân dân Khu Cháy, một điểm sáng trong thời kỳ chống Pháp ở Hà Đông (cũ); Chiến công của nhân dân và du kích Khu Cháy trong lòng nhân dân Hà Đông (cũ) và nhân dân cả nước; Phát huy truyền thống trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân Khu Cháy quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

Bảo tàng Khu Cháy hiện nay trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật quý: Chiếc mã tấu, đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam - đã sử dụng cùng nhân dân trong vùng giành chính quyền năm 1945 ở các xã Khu Cháy; chiếc choòng bắt lợn, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã nguỵ trang giả làm người buôn lợn để hoạt động cách mạng thời kỳ 1930 - 1945; bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi du kích Khu Cháy; những đồ dùng hàng ngày của nhân dân Khu Cháy đã sử dụng để nuôi giấu cán bộ hoạt động cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Khu Cháy; những vũ khí hiện đại thực dân Pháp đã sử dụng để tra tấn chiến sĩ, đàn áp phong trào cách mạng ở nơi đây... Mỗi hiện vật, mỗi tài liệu là minh chứng xác thực về tinh thần quả cảm của quân, dân Khu Cháy hết lòng đấu tranh vì sự tự do, độc lập của Tổ quốc./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Di tích Địa đạo kháng chiến Nam Hồng (huyện Đông Anh)
    Đi trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, qua khỏi cầu Thăng Long khoảng hơn 2km về phía bắc, chúng ta đến vùng đất của xã Nam Hồng, với những cánh đồng lúa, màu tươi tốt và các nhà máy, công trường cùng các công trình kiến trúc dân dụng đang mọc lên san sát, đang đô thị hóa và biến đổi hàng ngày. Qua vùng quê này, hẳn ít ai có thể tin rằng trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây, đã là một vùng quê máu lửa, chiến trường khốc liệt. Nằm ở phía tây huyện Đông Anh, giáp giới với địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc, vùng giáp ranh quyết liệt giữa ta và địch, cách Hà Nội - trung tâm sào huyệt đầu não của địch khoảng 10km.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần 20 chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hơn 3.000 người dân Thủ đô được thăm khám, sàng lọc sức khoẻ miễn phí
    Ngày 8/12, tại phố đi bộ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh.
  • Triển lãm "Kinh Bắc art 3"- nơi gặp mặt của hội họa miền quan họ
    Triển lãm "Kinh Bắc art 3" khai mạc vào 17h ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 13/12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO