LUẬT THỦ ĐÔ 2024

Triển khai Luật Thủ đô: Hà Nội tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường
Thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, HĐND Thành phố Hà Nội vừa thông qua và ban hành Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Luật Thủ đô: Nắm cơ chế đặc thù để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử Hà Nội
    UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng Nghị quyết cụ thể hóa Khoản 3, 4 Điều 21 của Luật Thủ đô 2024. Và Nghị quyết Ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn thành phố vừa được HĐND Thành phố Hà Nội quyết nghị tại kỳ họp thứ 22.
  • Hà Nội vận dụng Luật Thủ đô để người có công được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù
    Xây dựng các văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã, đang được Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện quyết liệt thời gian qua. Trong đó, Hà Nội hướng tới ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của Thành phố Hà Nội.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
  • Hà Nội xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa: Đề xuất đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thí điểm
    “Chúng tôi đề xuất Thành phố Hà Nội cho phép đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mô hình thí điểm xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa, thời gian từ 2-3 năm” - TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Khoa học Trung tâm Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhấn mạnh.
  • Gợi mở cho Hà Nội thêm những không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa
    Tại Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa” do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 18/4, nhiều chuyên gia đã có những góp ý, trao đổi với chính quyền Thành phố để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa; Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa.
  • Hà Nội tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện cơ sở pháp lý, phát triển công nghiệp văn hóa
    Sáng 18/4 tại Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
  • Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa” vào ngày 18/4, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • Tiềm năng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội phát triển
    Dự thảo Nghị quyết về quy định tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Điều 18 của dự thảo đã nêu rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa. Những chính sách này được kỳ vọng sẽ sớm được triển khai trên thực tế, mở ra cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.
  • Thủ đô Hà Nội: “5 rõ” để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa đúng nghĩa
    “Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo có các quy định cụ thể, chặt chẽ đã cho thấy Thủ đô nêu cao tinh thần, bảo đảm phương châm 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, qua đây trong tương lai gần Hà Nội sẽ có các khu phát triển thương mại và văn hóa xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Mở lối để Luật Thủ đô 2024 thực sự đi vào cuộc sống
    Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động (Bộ Nội vụ) cho rằng, để Luật Thủ đô 2024 thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng tích cực phụ thuộc rất lớn sự vào cuộc sớm, từ đầu của các bộ, ngành và đặc biệt là các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô.
  • Vận dụng Luật Thủ đô 2024 giải quyết vấn đề cấp bách cho Hà Nội
    Với những chính sách đặc thù, vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp Hà Nội tháo gỡ các điểm nghẽn, giải quyết các vấn đề cấp bách để Thành phố hiện thực mục tiêu “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Tại kỳ họp thứ 21 ngày 25/2, HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đã minh chứng Luật Thủ đô 2024 được vận dụng, đi vào đời sống hiệu quả.
  • Hà Nội xây dựng văn bản để triển khai thi hành Luật Thủ đô
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND về việc soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2025.
  • Triển khai Luật Thủ đô gắn với thực hiện quy hoạch của Thành phố
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thi hành Luật Thủ đô.
  • Luật Thủ đô 2024: Đột phá để xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm
    Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 mở ra cho Hà Nội nhiều cơ chế chính sách mới đặc thù mang tính đột phá để xây dựng, phát triển Thủ đô. Việc nhanh chóng đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống mang đến những kỳ vọng về sự thay đổi mạnh mẽ cho Thủ đô Hà Nội.
  • Cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, thời gian tới, chính quyền Thành phố sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó có việc cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đã được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TU, Chương trình 06-CTr/TU.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO