Thể lệ cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”

BBT| 05/10/2022 05:10

Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” do Tạp chí Người Hà Nội phát động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là dịp để những người yêu Hà Nội được thể hiện và bày tỏ những tình cảm, những ngẫm suy, những góc nhìn về Hà Nội. Ban Tổ chức cuộc thi mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả trong nước và quốc tế để qua đó tình yêu Hà Nội cũng như những giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến được gìn giữ và lan tỏa.

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

- Hướng tới kỷ niệm 1015 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2025), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024); đẩy mạnh nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2023, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chào mừng lễ ra mắt Tạp chí điện tử Người Hà Nội; thực hiện kế hoạch công tác năm 2022, Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) phát động Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”.

- Cuộc thi viết về chủ đề “Hà Nội & Tôi” góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội; cốt cách thanh lịch văn minh của người Hà Nội; sức quyến rũ, sự hội tụ bởi lòng nhân hậu, bao dung, chan hòa của đất và người kinh kỳ ngàn năm… Từ đây góp phần khơi dậy, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào đối với mỗi người khi được sinh ra và lớn lên; được sinh sống, học tập, làm việc tại Thủ đô văn hiến.

- Là cơ hội để mỗi người thể hiện góc nhìn, tình yêu của mình với Thủ đô Hà Nội – Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo.

- Là dịp để mỗi người được chia sẻ những việc mình đã làm với Hà Nội, vì Hà Nội – nhất là khi Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

- Là dịp khơi gợi cho mỗi người cùng suy ngẫm về trách nhiệm cá nhân để góp phần dựng xây Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững trong những giá trị văn hóa truyền thống của nền văn hiến ngàn năm.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

- Các tác giả chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài ở mọi lứa tuổi đều có thể gửi tác phẩm tham gia.
- Thành viên Hội đồng giám khảo, Hội đồng thẩm định tác phẩm, Tổ Thư ký không được gửi tác phẩm tham gia.

III. YÊU CẦU TÁC PHẨM DỰ THI

Bao gồm những bài viết thuộc các thể loại: Tản văn, ghi chép và phóng sự

3.1. Nội dung

- Tác phẩm dự thi thể hiện cảm nghĩ, ký ức, kỷ niệm, sự gắn bó, trăn trở, hiến kế... của người viết về Hà Nội, cho Hà Nội trong việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô được thể hiện trên các khía cạnh:

+ Văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán đến danh lam thắng cảnh, nghệ thuật, kiến trúc, di sản, quy hoạch, nghề truyền thống...

+ Nếp sinh hoạt, lối sống, nét tính cách, văn hóa ứng xử... của người Hà Nội

+ Những công trình, sản phẩm sáng tạo góp phần cộng hưởng, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa của Thủ đô

+ Những khoảnh khắc trong nhịp sống hằng ngày của Hà Nội
- Tác phẩm thể hiện ý tưởng, sáng kiến, mong ước của tác giả về một Thủ đô Hà Nội trong tương lai.

3.2. Quy định về tác phẩm tham gia dự thi

- Số lượng tác phẩm: Không giới hạn

- Tác phẩm dự thi sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam; khuyến khích các tác phẩm có ảnh minh họa.

- Tác phẩm dự thi được đánh máy trên một mặt giấy khổ A4, phông chữ Times New Roman; độ dài tác phẩm dự thi không quá 2000 chữ.

- Tác phẩm dự thi phải là những bài viết mới, chưa từng được sử dụng, chưa công bố trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào; chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo... của các tổ chức, cá nhân; không được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi kết thúc cuộc thi.

- Tác giả cam kết chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tác phẩm của mình, đảm bảo không có tranh chấp bản quyền. Nếu các tác phẩm được trao giải vi phạm về bản quyền, có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác Ban Tổ chức sẽ xem xét thu hồi giải thưởng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Dưới mỗi tác phẩm dự thi cần ghi rõ thông tin tác giả: Họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại và email. Mỗi tác giả tham gia cuộc vận động chỉ dùng một bút danh.

III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ LỄ TRAO GIẢI

3.1. Cơ cấu giải chính

- 01 giải Nhất: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 10.000.000 đồng.

- 02 giải Nhì: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 8.000.000 đồng

- 03 giải Ba: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng

- 04 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, các tác phẩm vào vòng chung khảo được nhận 500.000 đồng/ tác phẩm và được chọn in sách phát hành dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

3.2 . Cơ cấu giải phụ

Các tác phẩm tham dự cuộc thi sẽ được BTC đăng tải trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (https://nguoihanoi.vn) và BTC sẽ trao các giải phụ cho những tác phẩm chất lượng cao, gồm:

- Tặng thưởng tác phẩm xuất sắc nhất của tháng: 500.000 đồng cho tác phẩm có lượt view cao nhất trên Tạp chí điện tử: https://nguoihanoi.vn

- Tặng thưởng tác phẩm xuất sắc nhất của quý: 1.000.000 đồng cho tác phẩm có lượng view cao nhất trong quý trên Tạp chí điện tử: https://nguoihanoi.vn

- Tặng thưởng tác phẩm xuất sắc nhất của năm: 2.000.000 đồng cho tác phẩm có lượng like cao nhất trong năm trên Tạp chí điện tử: https://nguoihanoi.vn

3.3. Lễ tổng kết và trao giải

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Thời gian và địa điểm cụ thể Ban tổ chức sẽ thông báo sau.

4. SỬ DỤNG TÁC PHẨM

4.1. Quy định về sử dụng tác phẩm tham dự cuộc thi

- Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm tham dự cuộc thi trong bất kỳ trường hợp nào và được toàn quyền sử dụng các tác phẩm dự thi để phục vụ các hoạt động quảng bá tuyên truyền dưới mọi hình thức mà không phải trả bất kỳ chi phí nào.

- Tác phẩm dự thi vượt qua vòng sơ loại, được chọn đăng trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (https://nguoihanoi.vn). Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào số lượt view, like để trao một số giải thưởng phụ.

- Bản quyền tác phẩm dự thi thuộc về Ban Tổ chức cuộc thi. Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả có liên quan. Tác phẩm đoạt giải nếu vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng và tiền thưởng.

4.2. Một số quy định chung

- Người dự thi đồng ý với tất cả quy định trong thể lệ cuộc thi.

- Bài viết vi phạm nội quy của Ban Tổ chức, thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc thông tin không phù hợp sẽ bị loại bỏ mà không cần thông báo trước.

- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm nếu trường hợp bài dự thi bị thất lạc trong quá trình gửi đến Ban Tổ chức.

- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về việc người dự thi cung cấp sai thông tin cá nhân, dẫn đến việc không liên lạc được.

- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế TNCN theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhận giải.

- Ban Tổ chức chỉ giải quyết mọi trường hợp khiếu nại về kết quả cuộc thi trong vòng 7 ngày từ ngày công bố kết quả.

- Quyết định của Ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

5. ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO

Thường trực Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội

6. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Tạp chí Người Hà Nội

7. THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN TÁC PHẨM

7.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi

Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 30/8/2024 (tính theo thời gian hiển thị trên hộp thư điện tử hoặc theo dấu bưu điện với các tác giả gửi tác phẩm theo đường bưu điện).

7.2. Phương thức nhận tác phẩm dự thi

- Các tác phẩm dự thi gửi về cho Ban tổ chức, tác giả phải ghi rõ: Tác phẩm tham gia Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”.

- Tác phẩm dự thi gửi tới Ban tổ chức theo 2 hình thức:

+ Gửi tác phẩm qua email: hanoivatoi.nhn@gmail.com

+ Gửi trực tiếp theo địa chỉ: Tòa soạn Tạp chí Người Hà Nội, số 126 Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

8. THÔNG TIN LIÊN HỆ

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT “HÀ NỘI & TÔI”:

- TẠP CHÍ NGƯỜI HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243. 846 5176 – 0243. 846 5092
Email: hanoivatoi.nhn@gmail.com

- Thường trực Ban tổ chức:
*Nhà báo Đặng Thủy – Phó ban Thư ký – Biên tập, Tạp chí Người Hà Nội -Tel: 0983 600 277

Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” do Tạp chí Người Hà Nội phát động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) là dịp để những người yêu Hà Nội được thể hiện và bày tỏ những tình cảm, những ngẫm suy, những góc nhìn về Hà Nội. Ban Tổ chức cuộc thi mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả trong nước và quốc tế để qua đó tình yêu Hà Nội cũng như những giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến được gìn giữ và lan tỏa.

(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thể lệ cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO