Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa

Phan Thị Thanh Mai 03/09/2024 20:00

Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.

Sẽ không cường điệu khi gọi Hà Nội là thành phố của những mùa hoa. Cây lá xanh tươi và hoa nở bốn mùa đã làm nên một Hà Nội tươi đẹp và duyên dáng trong mắt của mọi người dân Thủ đô và cả những du khách từ phương xa đến. Cây và hoa ở Hà Nội cũng góp phần không nhỏ tạo nên tình yêu, sự gắn bó thân thương của con người với mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và cũng là nguồn cảm hứng của thơ ca nhạc họa từ ngàn đời nay. Thiết lập, trồng mới, chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh và hoa cỏ ở Hà Nội một cách hợp lý cũng là một cách rất hữu hiệu để góp phần tạo nên một diện mạo Thủ đô tươi đẹp, văn minh hơn và đáng sống hơn trong lòng mỗi một người dân Hà Nội.

Khởi đầu của một năm của Hà Nội bắt đầu từ mùa xuân với tiết trời ấm dần lên, trong làn mưa bụi như tấm màn trắng mỏng manh giăng mắc, những cành cây trơ trụi trên khắp phố phường bắt đầu nhú lên những lộc non xanh mơn mởn. Trên các nẻo đường và các chợ hoa Hà Nội ngập tràn các loại hoa nở rộ: hoa đào, hoa mận, hoa lay ơn, hoa thược dược, hoa cúc…

Giữa muôn hoa, loài hoa đặc trưng nhất của mùa xuân Thủ đô là hoa đào với các làng trồng hoa nổi tiếng ở Hà Nội là Nhật Tân, Phú Thượng. Tại các làng trồng hoa đào nổi tiếng này, vào những ngày đầu xuân luôn dập dìu dòng người đến mua hoa đào và cả những người đến chụp ảnh check in những vườn đào xinh đẹp. Hoa đào là loài hoa đẹp tượng trưng cho mùa xuân, cho sự khởi đầu may mắn của một năm mới của người dân miền Bắc. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trên khắp các con phố của Hà Nội đâu đâu cũng có thể bắt gặp những người dân đi xe, đi bộ mang theo những cành đào đỏ thắm. Chợ hoa Quảng An, đường Lạc Long Quân, chợ hoa Hàng Lược, phố Phan Đình Phùng như bao phủ trong sắc hồng thắm của hoa đào, tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong mắt du khách. Đây là một trong những điểm nhấn mà người thủ đô cần lưu ý tôn tạo, bảo vệ những làng trồng hoa đào, cũng như những khu chợ hoa nổi tiếng này trường tồn với thời gian.

Mùa xuân Hà Nội còn gây ấn tượng bởi những loài hoa ban Tây Bắc, loài hoa lặng lẽ nở rộ mỗi khi tháng 3 về. Vào những ngày đầu xuân, đi dọc theo đại lộ Võ Nguyên Giáp, hoa ban Tây Bắc nở trắng kéo dài hàng chục cây số, nối từ đầu cầu Nhật Tân đến gần sân bay Nội Bài mang đến một vẻ đẹp trong trẻo và nên thơ. Người Hà Nội cũng bắt gặp loài hoa ban với hai màu tím hoặc trắng ở Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, đường Nguyễn Du hay nhiều nhất là ở khu vực đường Bắc Sơn giao với đường Hoàng Diệu.

1.jpg
Hoa ban tím nở rực rỡ ở đường Bắc Sơn, Hà Nội

Mùa hè đến Hà Nội lại khoác lên mình một chiếc áo rực rỡ với sắc đỏ thắm của hoa phượng và màu tím biếc của những rặng bằng lăng và màu vàng kiêu sa của hoa muồng hoàng yến. Ở các đường phố Hà Nội hầu hết đều có trồng cây phượng và cây bằng lăng. Trong đó nhiều nhất có thể kể đến quận Long Biên với những đường phố trồng chen lẫn hai loài hoa phượng và bằng lăng. Khi mùa hè đến, hai loài hoa này đã tạo nên một vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa lãng mạn, làm sáng rực rỡ lên những con phố sạch đẹp, thoáng đãng của khu vực này.

Có lẽ với bất cứ người Việt nào từng trãi qua tuổi học trò đều mang trong tâm hồn tình yêu và lòng hoài niệm đối với sắc tím của bằng lăng và sắc thắm của màu hoa phượng vĩ. Hai loài hoa của mùa hè và cũng là loài hoa gợi nhớ đến tuổi học trò, tuổi thanh xuân hồn nhiên và tươi đẹp.

2.jpg
Hoa bằng lăng nở rộ ở một đường phố ở Quận Long Biên

Nhắc đến mùa thu Hà Nội, không thể không nhắc đến hoa sữa với hương thơm nồng nàn lan theo từng cơn gió thu mát rượi thấm vào từng con phố nhỏ. Hoa sữa là loài hoa đã đi vào thi ca và trở thành một nét đặc trưng của Hà Nội từ bao đời nay.

Mùa thu còn là mùa của hoa cúc trắng tinh khôi và hoa thạch thảo tím biếc trên từng chiếc xe đạp chở đầy hoa đi bán dạo của những người phụ nữ tần tảo sớm hôm. Đây cũng là mùa mà đất trời và cây cỏ lá hoa của mảnh đất Thủ đô như giao hòa trong những cung bậc nhẹ nhàng, bâng khuâng.

Cuối cùng khi cơn gió heo may về, mùa đông đến và cúc họa mi bắt đầu nở rộ khắp trên những cánh đồng hoa vùng ven đô Hà Nội. Loài hoa trắng mong manh với hương thơm thanh khiết nhẹ nhàng này có mặt khắp nơi trên bàn tiệc, khung cửa sổ nhà dân, quán cà phê, hay ở mỗi góc phố quen của Thủ đô, làm nên nét đẹp riêng của mùa đông Hà Nội.

Những bạn trẻ bắt đầu náo nức đến làng hoa Nhật Tân, vườn hoa bãi đá sông Hồng, làng hoa Tây Tựu, cánh đồng hoa Quảng An… để ghi lại những khoảnh khắc đẹp với cánh đồng hoa cúc họa mi nở trắng tinh khôi sáng rỡ một góc trời.

3.jpg
Vườn cúc họa mi ở bãi đá sông Hồng (Nguồn: internet)

Phải chăng từ những loài hoa đặc trưng theo bốn mùa này cũng là một gợi ý cho Hà Nội khi muốn trồng cây để tạo nên ấn tượng về vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa lãng mạn. Đó là ý tưởng tập trung trồng thật nhiều loài hoa đẹp trên những đường phố chờ khi mùa hoa đến sẽ tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy, ấn tượng. Giống như nhắc tới đất nước Nhật Bản người người sẽ nhớ đến loài hoa anh đào.

Giám đốc một công ty du lịch đã từng có ý kiến cho rằng: cùng những loài hoa đua sắc khi vào xuân như hoa đào, hoa sưa, Hà Nội có thể nhân rộng hoa ban trên những con đường, công viên, ven các hồ đẹp, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cây ban khá cao, lại được cắt tỉa theo lối cây đô thị nên cần có sự chăm sóc tốt để hoa nở đẹp khi vào mùa. Người Nhật khiến người nước ngoài bỏ tiền qua ngắm hoa anh đào mỗi năm chỉ vì họ trồng nhiều và tập trung thành từng điểm. Thực chất hoa anh đào không đẹp hơn hoa ban, cũng chẳng đẹp bằng mai với đào hoặc hoa mơ, hoa mận. Nếu ta trồng hoa Ban, hoa Sưa chạy dài theo từng tuyến phố, cứ đến mùa thì tự du khách họ sẽ tới.

Là một người dân sống trên đất Thủ đô, bản thân tác giả bài viết cũng mong Hà Nội sẽ ngày càng đẹp hơn nữa, rực rỡ hơn nữa qua từng mùa, từng tháng, từng năm bởi vì có sự tô điểm của những loài hoa đẹp như hoa đào, hoa ban, hoa sữa, phượng vĩ, bằng lăng, cúc hoa mi… Đấy là những loài hoa đặc trưng cho bốn mùa của Thủ đô Hà Nội, cũng là đặc trưng cho đất nước và con người Việt Nam. Bốn mùa hoa tô thắm cho Thủ đô Hà Nội thêm lung linh tươi đẹp, lãng mạn và có bản sắc dấu ấn riêng biệt. Còn con người Hà Nội lại cần có sự chung tay góp phần trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ để tô thêm sắc thắm cho bốn mùa hoa của Hà Nội ngày càng đẹp hơn, thơ mộng hơn và ấn tượng hơn nữa trong lòng người dân Việt Nam cũng như bạn bè, du khách khắp nơi trên thế giới mỗi khi có dịp đến Thủ đô Hà Nội./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phan Thị Thanh Mai. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
  • Sông Đáy có còn sông trăng hay sông lụa
    Hà Nội chiết tự tiếng Hán có nghĩa là trong sông, thành phố trong sông. Thành phố Hà Nội có chín con sông ngang qua. Đó là sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Tích, sông Đà, sông Nhuệ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Mùa đông ấm áp của người Hà Nội
    Mỗi khi đông về theo từng cơn gió lạnh, những ca từ da diết trong giai điệu quen thuộc trong ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang lại làm day dứt báo trái tim yêu Hà Nội. Và trong chuyên mục Chuyện người Hà Nội ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau hòa mình vào mùa đông để cùng nhau tìm kiếm những ấm ấp riêng có của mùa đông Hà Nội.
  • Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • Tiên phong trong công tác phòng, chống lãng phí, Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
    Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo các kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của Thủ đô năm 2024. Tại cuộc làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao Hà Nội đã triển khai rất kịp thời, củng cố vai trò của Đảng, góp phần đưa các chủ trương nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nổi bật, Hà Nội đã thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng chống lãng phí đầu tiên trong cả nước.
  • Bà Trần Thị Thu Hường làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ
    Sáng 28/11, quận Tây Hồ tổ chức đại hội thành lập hội người cao tuổi quận Tây Hồ. Đại hội đã bầu ra bà Trần Thị Thu Hường – Uỷ viên BTV Quận uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo quận uỷ Tây Hồ, Trưởng ban đại diện Hội người cao tuổi quận làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ.
Đừng bỏ lỡ
Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO