Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Dòng tâm sự đêm giông

Nguyễn Thị Dung 12:51 02/09/2024

Mù Căng Chải thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa... Mưa... Núi non nhạt nhòa, những nẻo xa mờ mịt. Cây rừng ướt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng ngùn ngụt bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục. Mái nhà tranh cũ nát lấm tấm dộ. Nước mưa rỉ xuống thong thả rỏ giọt, không khí ẩm sánh lại quánh ướt. Mưa ngày càng nặng hạt, chảy rào rào buồn buồn miên man như dòng thời gian trôi thành tiếng. Tôi nằm trở mình qua lại không tài nào ngủ được vì nỗi nhớ quê nhớ nhà dâng lên khôn siết. Lò dò bước xuống giường, đeo vội cặp kính tôi tiến tới bàn làm việc lục lọi tìm cuốn nhật kí ngày xưa. Tôi định chuốc hết tâm tư vào đó cho nhẹ lòng để có thể trở lại giấc bình yên. Đằng sau cuốn nhật kí là một gói nụ trầm tôi được anh Xuồn tặng trong dịp mới về nhận lớp ở vùng cao.

qpc5.jpeg
Làng tôi là một làng làm hương truyền thống Quảng Phú Cầu

Anh Xuồn có nói loại hương này khác hoàn toàn so với hương tăm bình thường, hương tăm dùng để kết nối tâm linh còn nụ trầm giúp cho không gian sạch sẽ và thanh tịnh hơn, phong thủy nhà cửa trở nên tốt hơn, an thần, giúp gia tăng sự tập trung của não bộ.

Tôi ngồi vào viết với một nụ trầm ấm áp phả ra. Loại trầm tự nhiên này đốt có mùi gỗ cây thường trầm rất lâu nhưng ngửi không bị đau đầu.

Tôi nhớ mẹ, nhớ ba. Có lẽ giờ này ba mẹ đã say giấc ngủ ngon. Vì cả ngày vất vả cật lực làm hương tăm. Làng tôi là một làng làm hương truyền thống Quảng Phú Cầu. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km. Các xí nghiệp nhà máy mọc lên như nấm để theo kịp tốc độ đô thị hóa của thành phố Thủ đô, nên nhiều làng nghề truyền thống đã bị mai một. Nghề truyền thống làm hương của quê tôi thì không dễ mai một như vậy vì nó đã có truyền thống từ hàng ngàn năm về trước. Không những thế nó còn có mối gắn khăng khít với truyền thống của cả dân tộc đó là truyền thống nguồn cội: Uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên. Ngoại tôi từng nói: “Nghề tăm hương sẽ trường tồn mãi với thời gian vì phong tục thắp hương đã trở thành một nét truyền thống lâu đời không thể thiếu của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong các ngôi chùa Phật giáo. Làn khói hương bay ra phảng phất, thay lời cầu xin thịnh vượng và an lành trong cuộc sống”. Cái gì đã trở thành truyền thống thì không thể mất đi.

Làng hương Quảng Phú Cầu quê tôi ngày một được nhiều người biết đến cả trong nước và nước ngoài. Có lẽ hình ảnh làng hương được quảng bá rộng rãi bởi nhiếp ảnh gia Nông Thanh Toàn, anh đã chọn hình ảnh “phơi nhang” ở làng nghề tôi dự Cuộc thi ảnh chủ đề Màu đỏ (Red2020) của Agora.

Nằm ở vùng ngoại ô Hà Nội, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu nhìn từ xa trông giống như bãi biển đỏ rực. Trong khoảng sân rộng ở mỗi gia đình làm hương, hàng vạn nén hương xếp thành từng bó – giống như những chùm hoa màu đỏ tía, màu hạt dẻ hoặc màu hồng ngọc – được phơi khô dưới ánh nắng gay gắt giữa trưa. Cảnh quan trông rất bắt mắt và hấp dẫn.

Tôi nhớ thành phố nơi một thời thanh xuân tôi gửi lại. Một chàng trai tân sinh viên, chân ướt chân ráo bước lên đất Hà Thành. Với khát khao được khám phá từng ngóc ngách của mảnh đất Thủ đô- trái tim của tổ quốc, Hà Nội không nơi nào là không in vết chân tôi. Con đường tình yêu thơ mộng của trường đại học sư phạm Hà Nội đã ghi dấu bao mối tình lãng mạn của cô cậu sinh viên trong đó có tôi. Nhiều lần, đi gia sư qua Hồ Tây lộng gió với con đường mát rượi Quảng An. Quận Ba Đình là nơi cô bạn gái của tôi ở. Tôi yêu con phố Hoàng Diệu mang một màu xanh mát mắt, cung đường Phan Đình Phùng cùng nhiều gánh hoa rực rỡ, đường Kim Mã và cả đường Độc Lập kế bên Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nhiều lần đón đưa nàng, càng cho tôi có dịp ngắm nhìn kĩ hơn về từng chi tiết ấy.

Sinh viên là quãng thời gian đẹp nhất mà tôi từng trải qua. Tôi được tham gia nhiều câu lạc bộ cùng mọi người vì cộng đồng. Như được tham gia tình nguyện xanh: bữa cơm nhân ái ở các cổng bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt Đức…; “dọn rác trên sông Tô Lịch - giữ gìn màu xanh của thành phố” ; hiến máu nhân đạo ; giáo dục trẻ em nơi khó khăn;…

Sớm sớm tôi và những người anh em luôn chọn Hồ Điều Hòa là nơi lý tưởng để chạy bộ, tập thể dục, khởi động cho một buổi sáng đầy năng lượng. Chúng tôi cũng thường ra đó tập tụ đàn trống, hát ca vào những buổi tối sau những ca học căng thẳng trên giảng đường.

Tôi đã trưởng thành dần cùng Hà Nội về cả tâm- thân – trí. Hà Nội- tinh hoa đất Việt, một vùng đất hội tụ rất nhiều nhân tài từ mọi miền tổ quốc đến học tập và rèn luyện. Vì hầu hết những trường đại học top đầu đều nằm tại đây. Tôi tin Hà Nội là một nơi lý tưởng để gửi gắm tương lai, để cháy hết mình với sức trẻ, để tích lũy thật nhiều: vốn sống, nhân cách, thể lực và trí lực, một bước đệm lớn nâng đỡ gót chân ta vào đời cùng với lý tưởng xây đời đẹp tươi./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thị Dung. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Đi tìm Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Nhật Minh
    Về Việt Nam một tháng chữa bệnh cường giáp, tôi dành một buổi tranh thủ đến thăm nghệ sĩ Nhật Minh. Được biết anh đã rời nơi ở cũ, tôi đến nhà hát Cải lương Hà Nội tìm con gái anh là Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hương xin số điện thoại. Thanh Hương nói “Bố cháu ít quan hệ bên ngoài, để cháu hỏi xem bố cháu có cho phép cung cấp số điện thoại không”.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • [Podcast] Tạo động lực phát triển văn hóa Thủ đô lên tầm cao mới
    Phát triển văn hóa là một trong những nội dung quan trọng, đã được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện và nhấn mạnh tại Điều 21 “Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch” thuộc Chương III “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô” với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù để Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa của cả nước. Các quy định mới, đặc thù về phát triển văn hóa và những điều luật khác liên quan trong Luật Thủ đô sửa đổi, là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị qu
  • Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2024
    Đây cũng là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hoá độc đáo của Lạng Sơn tới Nhân dân, du khách trong cả nước và bạn bè quốc tế...
  • Hội Lão khoa đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên “Quản lý toàn diện bệnh lý người cao tuổi”
    Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Hội nghị khoa học Lão khoa với chủ đề “Quản lý toàn diện bệnh lý người cao tuổi” và thành lập hội đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đừng bỏ lỡ
Dòng tâm sự đêm giông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO