Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Đi tìm Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Nhật Minh

Nguyễn Thị Trâm 31/08/2024 13:09

Về Việt Nam một tháng chữa bệnh cường giáp, tôi dành một buổi tranh thủ đến thăm nghệ sĩ Nhật Minh. Được biết anh đã rời nơi ở cũ, tôi đến nhà hát Cải lương Hà Nội tìm con gái anh là Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hương xin số điện thoại. Thanh Hương nói “Bố cháu ít quan hệ bên ngoài, để cháu hỏi xem bố cháu có cho phép cung cấp số điện thoại không”.

1.-nsut-nhat-minh-chup-lai-tu-anh-cu-cua-nhan-vat-.jpg
NSƯT Nhật Minh

Vợ chồng anh chuyển về sống trong căn nhà nhỏ, tít trong cùng ngõ nhỏ, lối đi cũng nhỏ trong phố Bạch Mai. Hơn hai mươi năm mới gặp lại vợ chồng anh, cảm động quá. Anh vẫn giản dị, nhỡn quang tinh anh, vẫn điềm đạm, luồng nhìn trong sáng thả dài, mái tóc trắng màu inox không sóng nhưng bồng bềnh thi sĩ. Sắc diện an bình thiện cảm, phong thái ổn định của người Hà Nội lịch lãm mà nhiều người khác đã sơ xẩy làm “bay đi ít nhiều”. Nơi ở của vợ chồng anh không hào nhoáng, lướt nhanh quanh phòng là mấy bức ảnh đen trắng yểm trên tường chân dung của anh Nhật Minh và chị Minh Nghĩa trong các cảnh diễn trên sân khấu, có lẽ là tài sản giá trị nhất của căn nhà. Tôi cứ ngỡ anh đã là “Nghệ sĩ Nhân dân” lâu rồi, tôi thấy nóng khóe mắt.

Thế hệ của tôi ai mà chẳng biết nghệ sĩ Nhật Minh, giọng ấm khào khào, một chất giọng hiếm chân thực rõ lời mỗi khi ca bài bản nào “e” cải lương quyến rũ lặng người rót êm vào thính giác khán giả. Tôi đã từng xem anh diễn rất nhiều trên sân khấu cải lương đoàn Kim Phụng, nhớ nhất vai Henry Thọ. Sẵn có hồn thơ và cốt cách chân thực ngoài đời, thuận lợi cho Nhật Minh thể hiện tâm trạng đa chiều vai điệp viên Henri Thọ trong vở “Bản danh sách điệp viên” (kịch bản văn học của Văn Báu), dù vở diễn đã qua hơn nửa kỷ nguyên.

4.-nsut-nhat-minh-trong-mot-buoi-lam-viec-voi-dao-dien-nsnd-doan-hoang-giang-tai-nh-cai-luong-hanoi.jpg
NSƯT Nhật Minh trong một buổi làm việc với đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang tại Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Sau ngày Thủ đô giải phóng, Nhật Minh được biên chế trong đoàn cải lương Kim Phụng khi ấy anh non trẻ say mê sân khấu cải lương, mơ mộng làm thơ. Có bản lĩnh nghệ thuật, anh trở thành diễn viên “Solic” của đoàn. Anh sáng tác nhiều bài vọng cổ, trong đó có bài “Nụ cười chiến thắng” viết về nữ cộng sản Võ Thị Thắng. Là nghệ sĩ nổi danh nhưng Nhật Minh không bao giờ bị cám giỗ bởi sự mến mộ thái quá của khán giả để tránh sự tai tiếng cá nhân và cho nghệ sĩ nói chung.

Đoàn cải lương Kim Phụng ngày xưa do kịch tác gia Đoàn Bá Chính thành lập. Ngày 10/10/1954 chính thức được Nhà nước công nhận do đạo diễn Ngọc Dư là trưởng đoàn. Thời ấy tôi ở tuổi còn nói ngọng, lớn lên trong một gia đình có mấy chục người là “môn đồ” nghệ thuật cải lương nên tôi sớm ảnh hưởng đam mê đó. Sau vài năm ở tuổi tiểu học ham nhẩy dây, chơi ô ăn quan nhưng tôi có thể nhớ gần hết tên hàng trăm nghệ sĩ của hai đoàn cải lương Chuông vàng và Kim Phụng. Ngoài giờ học, tôi ngồi đâu cũng vẽ xiêm y cải lương lòe xòe… lúc thì vẽ bằng phấn, lúc dùng viên gạch hoặc que kem vẽ xuống đất. Bà tôi và các dì của tôi thấy hình vẽ chỗ nào là biết ngay tôi “bày trò”. Thậm chí khoảng năm 1980, tôi muốn sáng tác các bài bản cải lương nên đã tham gia một câu lạc bộ cải lương để làm quen với các làn điệu và học nhịp, phách… mê quá mà. Hai từ “nhịp, phách” nghe đơn giản nhưng có phách nội, phách ngoại, nó liên quan đến ngừng, lặng, luyến láy của từng câu ca trong từng làn điệu, tâm trạng trong lớp diễn, ca diễn phải đi đôi, nếu non nghề mải chú ý đến ca và diễn sẽ rơi nhịp.

2.-nghe-si-minh-nghia-trong-vai-huong-trong-vo-hue-mua-xuan-chup-lai-anh-cu-.jpg
Nghệ sĩ Minh Nghĩa trong vai Hương nhân vật chính trong vở “Huế mùa xuân” (Chụp lại ảnh cũ)

Nhật Minh đã lọt vào đáy mắt nữ đồng nghiệp Minh Nghĩa, chị hơn anh ấy mấy tuổi từng vào rất nhiều vai “đào thương”, cả hai thường được đạo diễn Ngọc Dư cho đóng kép trong các vở. Khi Minh Nghĩa có bầu vẫn đảm đương vai Hương nhân vật chính trong vở “Huế mùa xuân”, khi sinh con gái, hai vợ chồng lấy luôn tên nhân vật “Hương” đặt tên Thanh Hương cho con, anh chị nói là bản sao nhân vật Hương mà Minh Nghĩa đã hóa thân.

Xưa, nhà vợ chồng Nhật Minh ở phố Hàng Giầy ngay đầu phố Lương Ngọc Quyến, rạp Kim Phụng gần cuối phố, Thanh Hương tối nào cũng quẩn chân bố mẹ đến rạp tròn xoe mắt quan sát từng chi tiết bố mẹ biểu diễn, bắt chước y chang giọng ca, đường nét múa. Thấy con ham cải lương quá, anh Nhật Minh nói với con: “Con không biết được sống bằng nghệ thuật cải lương vô cùng vất vả thế nào đâu, con phải nghĩ kỹ khi đặt chân vào con đường này”. Thanh Hương tự tin quyết định đi theo nghề của bậc sinh thành, vợ chồng anh đành nhượng bộ. Cô gái lớn lên trong sự giáo dưỡng của người cha giàu nhân cách nghệ sĩ nên rất nết na trong sinh hoạt, khổ luyện trong nghệ thuật, đạt được nhiều giải thưởng và được giao làm trưởng đoàn Kim Phụng. Năm 2001, Thanh Hương được đứng chung hàng ngũ Đảng viên với cha và được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, trẻ nhất đợt phong danh hiệu nghệ sĩ năm đó.

3.-nsnd-thanh-huong-con-gai-nghe-si-nhat-minh-trong-mot-canh-dien.jpg
NSND Thanh Hương (con gái NSƯT Nhật Minh trong một vở diễn)

Năm 1996, Nhật Minh lạc vào “tuổi hoàng hôn” anh sung sướng khoe với vợ được thảnh thơi với… thơ. “Uỵch” một cái, cấp trên “giáng” xuống “Quyết định NSƯT Phạm Nhật Minh là giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội” giữa thời điểm xã hội tràn ngập băng hình phim trưởng, trinh thám dao găm, súng lục sẽ là thời gian thử thách mới. Anh nói “Làm nghệ thuật không thể lý thuyết suông”. Anh dìu dắt đội ngũ nghệ sĩ trẻ tỉ mỉ, “bật mí” những kỹ năng diễn trong từng lớp nang, xử lý các tình huống ca kết hợp diễn sao cho đắt giá. Chia sẻ đắng, cay, ngọt, bùi, sướng, khổ với ai trong Nhà hát khó khăn hơn mình. Vài học sinh ở tỉnh khác thực tập ở Nhà hát không có nơi ăn, ở đã được vợ chồng anh cưu mang tại nhà mình. Anh Nhật Minh nói: “Ổn định đoàn kết nội bộ giống như chỉnh dây đàn đúng giọng sẽ không có đất cho người vì lo cho cá nhân mà đố kỵ, ích kỷ, tất cả dành cho phát triển nghệ thuật chung của Nhà hát”.

Gánh vác vai trò giám đốc Nhà hát, anh vẫn bị các đoàn cải lương miền Bắc lôi đi dàn dựng vở tại địa phương, nơi nào cũng trân trọng cốt cách giản dị của Nhật Minh. Đã từng làm quản lý Nhà hát, anh thông cảm khó khăn với các đoàn của các tỉnh, không cầu kỳ ăn nghỉ ở khách sạn, anh ở chung nhà tập thể với đoàn, sẵn sàng nằm chiếu bên cánh gà trên sàn sân khấu, nhưng bắt tay vào dàn dựng vở là vắt hết tâm lực cho công việc.

Sáng tác kịch bản, chuyển thể nhiều kịch bản khác, Nhật Minh đã đạo diễn vở “Lời ru hai người mẹ”, “Ông thầy thuốc thần kỳ”, chỉnh lý kịch bản và dàn dựng vở “Lan và Điệp”, chuyển thể nhiều kịch bản được công diễn, vở “Cạm bẫy trắng” dàn dựng tại Nhà hát Cải lương Hà Nội được trao giải xuất sắc Hội thi Miền Duyên Hải tại Nam Định năm 2002, “Cạm bẫy trắng” cũng được đoàn Cải lương Thanh Hóa, đoàn Cải lương Vĩnh Phúc mời anh đạo diễn. Anh sở hữu nhiều giải thưởng cho nghệ thuật diễn, giải thưởng cho những kịch bản, giải thưởng cho đạo diễn, bây giờ anh không nhớ hết.

5.-nsut-nhat-minh-va-co-nsnd-ngoc-du.jpg
NSƯT Nhật Minh và cố NSND Ngọc Dư

Đầu năm 2000, kịch tác gia Nguyễn Khắc Phục gửi đến Nhà hát cải lương Hà Nội kịch bản “Kẻ sĩ Thăng Long”, nội dung kịch bản chứa đầy kịch tính gay gắt, anh Nhật Minh không ngần ngại xung đột trong vở đụng chạm, quyết định xin ý kiến Sở Văn hóa Hà Nội mời đạo diễn Doãn Hoàng Giang dàn dựng làm để tham gia Hội diễn cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tại TP. Hồ Chí Minh. Kịch bản “Kẻ sĩ Thăng Long” có 24 nhân vật và 16 vai quần chúng, nặng kịch tính, các nhân vật chính có chiều sâu nội tâm giằng xé bởi sống trong một triều đình đồi bại, suy tàn. Sau khi vua Trần băng hà, kế vị là Nhật Lễ - con của một ả đào, Nhật Lễ vô học bất tài ham dung tục, vô nhân, không đức, tạo nên chuỗi mâu thuẫn khủng khiếp trong triều khiến quần thần nổi lên sóng ngầm nhằm rửa nhục cho Kinh thành. Đó là đại quan Trần Thặng, tướng quân Khôi Vũ, Doãn Thường (con trai nhà chép sử Doãn Minh đã bị vua Trần giết), Thiên Ninh công chúa, Trinh Nguyên… Vở “Kẻ sĩ Thăng Long” được trao Huy chương vàng, Thanh Hương và một số diễn viên cũng nhận được Huy chương vàng, là vở diễn tạo dư âm vang nhất trong Hội diễn.

Thời kỹ thuật số ngày nay người ta dễ dàng nhào nặn những ca sĩ, diễn viên trung bình trở thành “hót” trên mạng xã hội. Thế hệ của Nghệ sĩ Ngọc Dư, Lệ Thanh, Tuấn Nghĩa, Nhật Minh, Kiều Oanh, Minh Nghĩa… thập niên 1960, 1970, 1980 đã dốc hết tài năng cống hiến khán giả, đêm đêm rạp hát không có ghế trống, làm nên sân khấu cải lương danh giá trên đất Văn hiến, hy sinh cho nghệ thuật quá nhiều mà danh tiếng thời @ chẳng bao nhiêu. Những đội ngũ nghệ sĩ thời ấy mãi là kim cương lấp lánh muôn màu.

Tôi thấy thiếu sót nếu không viết về Nhật Minh, tôi muốn đại diện cho tầng lớp khán giả cải lương Thủ đô tri ân những thần tượng cải lương như gia đình anh. Mỗi thành viên trong gia đình của anh đều vươn lên bằng lao động nghệ thuật và khối óc của mình, trải qua bao thăng trầm vẫn không bon chen phi lý. Bây giờ là ông lão hơn 80, Nghệ sĩ Ưu tú Nhật Minh vẫn trong Hội đồng nghệ thuật của thành phố Hà Nội. Những hoạt động sân khấu trong đời anh cứ diễn lại trong giấc ngủ hàng đêm… Sân khấu cải lương đã thấm vào máu thịt anh nhập vào tâm não.

3a.-vo-chong-nghe-si-nhat-minh-anh-nguyen-thi-tram-.jpg
Vợ chồng nghệ sĩ Nhật Minh

Những người sống trong ngõ nhỏ của vợ chồng anh Nhật Minh thỉnh thoảng thấy đôi “uyên ương” thủng thẳng đi dạo, thấy hình hài khiêm cung của Nhật Minh đi chợ mà không biết đó là cựu giám giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, một nghệ sĩ chân chính, một trong những gia đình dường cột của cải lương Thủ đô, một người cầm bút tài hoa. Tôi thấy như ánh minh châu tỏa ra từ tim anh – trái tim một Đảng viên của nghệ thuật sân khấu cải lương Thủ đô./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thị Trâm. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hoàng hôn Hồ Tây
    Sau bao ngày công việc bận rộn không đi đâu, không ra đường ngắm nhìn sự biến chuyển khi đất trời đang vào mùa đổi thay. Ngồi trên chiếc xe máy quen thuộc tôi đi dạo một vòng quanh Hồ Tây vào một ngày đầu thu. Một không khí thoáng đãng mát lành cùng làn gió từ mặt hồ thổi vào khiến lòng tôi nhẹ bẫng. Mọi lo âu buồn phiền theo cơn gió mà đi mất để lại trong tôi niềm hân hoan và đong đầy cảm xúc.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô
    “Năm ngàn dặm” là dự án kịch tiếp theo của Life's So Drama - câu lạc bộ kịch nghệ đầu tiên và duy nhất do các học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thành lập, nhằm nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô.
  • [Podcast] Nội dung mới về tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều nội dung mới, chính sách đặc thù để phát triển Thành phố Hà Nội. Trong đó phải kể đến điểm mới trong Luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô. Với những điểm mới ở lĩnh vực này, cùng các cơ chế, chính sách khác của Trung ương về việc phát triển Hà Nội, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, Hà Nội sẽ sớm cán đích “Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Hội sách Hà Nội lần thứ IX thu hút hàng vạn người dân, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
    Với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, giới thiệu hàng vạn cuốn sách đa dạng thể loại, cộng với tiết trời thu mát mẻ, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” tại phố đi bộ quanh hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) đã thu hút hàng vạn người dân, du khách. Qua đó bồi đắp, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, Thủ đô Hà Nội và cả nước.
  • [Video] Báo chí Thủ đô và các tỉnh, thành phố dọc Đường 6 tiếp tục lan tỏa “Văn hóa Thăng Long – Hà Nội”
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); chiều 30/9, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trao giải Cuộc thi báo chí chủ đề “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc Đường 6 năm 2024 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Các tác phẩm tham gia cuộc thi chan chứa một tình yêu Hà Nội, vì Thủ đô ngàn năm văn hiến; nội dung phong phú, đa dạng, có chiều sâu, văn hóa Thăng Long - Hà Nội được khơi dậy, tiếp nối, giữ gìn, bảo tồn và phát triển với những giá trị cao đẹp nhất...
  • Kỳ họp thứ 18 của HĐND Thành phố Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 4/10/2024
    HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền vào ngày 4-10-2024.
Đừng bỏ lỡ
Đi tìm Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Nhật Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO