Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Xa Quê

Trương Thị Yến Ly 15:22 30/08/2024

Gió thu thổi phà trên những con phố nhỏ lát gạch men, nó chạy theo sau vừa chạy vừa ú ớ gọi con mèo đang chạy phía trước. "Mun, đừng chạy, lại đây chị cho cá ".

4dc9b6f4f9af572c4be6fd68660f4640.jpg
Ảnh minh hoạ

Một cô bé dáng người con con đuổi theo con mèo xám trên góc phố nhỏ, chạy băng qua từng căn nhà.

Không khí mùa thu như lạnh hơn, nó đuổi theo con mèo một lúc đã thấy sống mũi lạnh buốt, nước mũi cứ chảy lò thò ra mãi.

Nhưng nó không sợ lạnh, con bé ương bướng khịt mũi rồi chạy đi bắt con mèo tiếp.

Mãi tới khi chạng vạng chiều một người một mèo mới xuất hiện trước cửa nhà.

Ba mẹ nó đang tất bật thu dọn đồ, con bé mới ngây ngốc đi lại níu tay áo hỏi mẹ.

"Mẹ đang làm gì vậy?".

"Mẹ đang dọn đồ, sáng mai mình sẽ ra tỉnh" - Mẹ nó vội giải thích, tay vẫn xắp sếp những món đồ trong nhà.

Đúng rồi, sáng mai nhà nó sẽ chuyển đi. Lúc này Thu mới chợt nhớ, nó hào hứng vui mừng ôm chặt con mèo trong tay đi vào nhà.

Nằm xuống giường ngủ nó vẫn nôn nao không thôi, mong tới ngày mai hơn bao giờ hết.

Con bé còn không định ngủ thức giấc để chờ ngày mai tới nữa cơ, nhưng biết làm sao, bảy giờ tối nó đã ngủ mất khi nào không hay.

Gió thổi lá động xào xạc bên ngoài vỉa hè, hơi lạnh phật qua khe cửa sổ ùa vào phòng nó, Thu kéo chăn ngủ mớ, lờ mờ nửa tỉnh nửa ngủ cho tới khi giật thót nhận ra sáng nay sẽ chuyển nhà.

Con bé tươi tỉnh hăng hái bật khỏi giường, chạy lại mở cửa sổ ra nghe tiếng gió bên ngoài.

Cái gió se lạnh ùa vào phả qua mặt nó, lông gà của Thu dựng hết cả lên, rùng mình một cái.

Hôm nay con nhóc tự giác lạ thường, khác với thường ngày lắm, bởi vì hôm nay nó chuyển nhà mà.

Thu mặc bộ đồ mới trong tủ áo, lon ton chạy ra ngoài, trên tay con bé còn cầm theo gói xôi cốm khi sáng ba mua cho, vừa ăn vừa đi trên từng ô gạch nhỏ.

Vẫn là tiếng cười khàn khàn của các ông mỗi sáng từ xa vọng tới cùng với tiếng lộc cộc của những nước cờ đi trên bàn.

Con bé nhanh chảu chạy tới chào hỏi.

"Con chào ông Đức!"

Ông thấy Thu, cười khì khì xoa đầu nó, ông Đức là hàng xóm sát vách với nhà nó, ông rất hiền cũng rất thương, rất chiều Thu, mỗi lần ba mẹ trách mắng nó lại chạy sang mách với ông Đức để ông an ủi nó.

Cơ mà ông Đức cũng thích cái tính nhau nhảu cùng khuôn má bánh bao của con nhóc lắm, bởi vậy khi nào ông cũng chuẩn bị sẵn trong túi vài viên kẹo để cho nó.

Lần này chuyển nhà, Thu có mang theo mấy cái kẹo nhỏ trong túi, đặt những viên kẹo lên bàn tay già cỗi của ông, nó lại thấy khoé mắt có chút cay.

Chuyển nhà, con bé sợ ông buồn, cũng sợ bản thân sẽ không được gặp lại ông vào mỗi sáng mỗi chiều cùng những cụ già khác.

Ông Đức nhận mấy viên kẹo sặc sỡ ấy, xoa đầu an ủi nó, thầm thì dặn nó vài điều, không được cãi lời mẹ nữa, phải ngoan.

Nó rơm rớm nước mắt, nghe ông nói, đoạn lại lau những giọt nước mắt chảy dài trên má vẫy tay chào ông đi về phía mẹ.

Lần này đi là rời xa nhà.

Thu rất nô nức mong chờ tới nhà mới, nhưng nhìn bóng hình ngôi nhà cũ dần xa cùng bóng dáng ông Đức nó lại thấy nhớ thương, một tình cảm da diết lạ thường.

Chiếc xe đi qua từng hàng cây cổ thụ, nó ngồi trong xe ôm chặt con mun trong vòng tay gương mặt non nớt nhìn ra ngoài.

Những dãy nhà lướt qua nó, tràn ngập sự cổ kính cùng hoài thương.

Một nỗi buồn nhè nhẹ man mác như chiếm lấy tâm trí Thu, những dấu ấn sâu đậm trong kí ức nó cứ từng lúc hiện ra hệt như một cuộn phim cổ về nơi đây.

Con bé nhớ lại cái hồi mình thấp thấp chơi cùng mấy đứa trẻ trong xóm, có chị Thủy, Sơn và mấy đứa cùng tuổi với nó, cả đám chạy nhao nhao chơi đùa trên vỉa hè rồi chạm mặt phải khách du lịch.

Khi đấy nó nhìn lên, thấy ông khách du lịch cao như cái cây, đôi mắt xanh biếc bập bẹ hỏi đường đi đâu đó, còn tụi nó thì ngơ ngác, không hiểu ông đấy nói gì.

Cả đám như hạt đậu nhỏ lăn long lóc trên vỉa hè.

Lại nhớ có hồi dịp lễ mẹ dẫn nó đi chơi, là đi phố cổ.

Lần đầu đi, nó được mẹ dắt tay, Thu trong đám người tấp nập chỉ như một con kiến nhỏ được mẹ nó mang theo.

Bầu trời xanh, gió thoang thoảng, những tia nắng chiếu thẳng xuống mặt đất, len lỏi trên những dãy nhà san sát nhau.

Những bức tường phủ vàng tựa như mật ong, lại pha chút màu xám của thời gian, trông như những thỏi vàng chói loá trong ánh nắng.

Cô bé được mẹ dắt từ quán này sang quán khác, có chụp ảnh, có ăn uống, đôi lúc còn gặp vài vị khách tây, đội nón lá nhấp nhấp nhô nhô đi trên dãy phố đông đúc.

Mỗi trưa, hai mẹ con nó lại đá thêm tô phở cho no bụng, phải bảo khi đói mà ăn phở thì ngon biết mấy, sợi phở dai mềm, nước dùng thanh đạm, mùi thơm thoang thoảng cứ phà lên mũi, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt.

Ăn xong, mép Thu vẫn còn dính nước bún, cơ mà nó không lấy khăn lau, lại lấy tay chùi đi, mẹ nó thấy thì lại đánh cho.

Chiều chiều nó lại được mẹ rủ đi ăn chè, gió hè thổi phườn phượt qua mái tóc ngố của nó, đầu ngõ nghe tiếng chim hót vui tai, trên từng dãy nhà còn có hương thơm của những chậu hoa phà xuống, phải nói là thích biết mấy.

Ba ngày ở phố cổ, nó thấy được cái không khí vui tươi nhộn nhịp ở nơi đây, lại thấy thích cái gió đêm thổi mát vào phòng.

Ngày hè phố cổ đẹp lắm, tia nắng chan hoà biết bao. Về đêm phố cổ lại giống như những ánh sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Hồi ở phố cổ, nó được ăn mía hấp hoa bưởi, thơm lắm!

Thoáng thoáng qua bóng cây trên cao, nó lại nhớ tới cái hồ gần nhà, là gì nhỉ? À, hồ Hoàn Kiếm, cái hồ rất đẹp, chiều nào nó cũng rủ đám bạn chạy ra đấy chơi.

Tựa lan can nhìn mấy bác mấy cô đánh cờ tản bộ, vừa đi vừa nói.

Thích lắm!.

Cái nước hồ xanh biếc như lá cây, càng về thu màu nước càng đẹp, trong như ngọc.

Lúc trước nó nghe mẹ kể, hồ hoàn kiếm là nơi vua Lê Lợi trả kiếm cho rùa thần, để ghi nhớ công ơn của cụ rùa nên đã xây một toà tháp trên lưng rùa thần, gọi là tháp rùa.

Hồi đấy nó thích nghe mẹ kể mấy chuyện này lắm, ngày nào cũng nằng nặc đòi mẹ kể cho cơ.

Lại gần thu, trời như trong hơn, Thu thích nhất là mùa thu, vì bởi nó tên Thu cũng vì nó thích mùa thu.

Cái mùa nắng dìu dịu phảng phất trên cao, chiều chiều ánh nắng chiếu rọi tựa như những dải lụa vàng thêu trên những căn nhà cổ cùng góc phố nhỏ.

Từng chiếc lá vàng rơi tựa như những bông hoa nhỏ trải đầy góc đường, trong các ngõ mùi hương cốm xưa nhẹ nhàng bay lên trong gió, lướt qua từng ngã đường, len lỏi trong từng ngóc ngách.

Hương cốm xưa, hạt cốm xanh.

Không khí về thu se lại, gió heo may thổi vi vút qua, mùa này nó hay bị nứt môi, đau lắm nhưng nó vẫn thích.

Thích cái gió lành lạnh man mát luồn qua từng kẽ tóc mang hương cốm mạ thanh mát phả vào mặt nó.

Mùa này mẹ hay mua xôi cốm cho nó ăn, nhưng Thu quý lắm, lâu lâu mới lấy bọc xôi ra, cẩn thận mở lá sen ngửi mùi hương thơm phức một hơi sâu rồi lấy tay véo một tí xôi cho vào miệng, ăn để lấy vị thôi.

Sáng sáng mùa thu mẹ sẽ dẫn ba người đi ăn cháo lòng đầu vỉa hè, trưa rảnh bà lại học cách nấu bánh rán mặn cho nó ăn, chiều tối lại nấu canh sấu.

Phải nói mẹ nó làm gì cũng giỏi, học gì cũng tốt, mẹ nó ăn nói rất nhẹ nhàng, thanh lịch giống như bao người Hà Nội khác, nét đẹp gương mặt cũng toát ra từ nét đẹp tâm hồn.

Cơ mà, mỗi lần nó nghịch gì thì lại chẳng thấy cái dịu dàng ấy của mẹ đâu, chỉ thấy bà la bảo nó không được nghịch cái này, con gái phải học cái kia.

Đó là phải chi nếu mẹ sinh ra nó đã không có tính hiếu động như vậy.

Chiếc xe đi mỗi lúc một xa, Thu vẫn chăm chú nhìn dãy nhà bên ngoài, từng gánh hàng rong, từng khu phố nhỏ rồi lại buồn thiu.

Nó rất háo hức khi đi xa, nhưng lại buồn vì xa căn nhà bao năm nó lớn lên, xa mùi hương Hà Nội quen thuộc cùng những người thân quen.

Đôi lúc ngồi trong xe, nhìn dáng vẻ u sầu của bố mẹ nó lại nghĩ, hay mình đừng đi nữa ở lại Hà Nội đi.

Nhưng xe vẫn chạy, gió vẫn thổi, trời vẫn đang xanh.

Mùa Thu nó thích lại mang theo vẻ đượm buồn man mác.

Nhìn những cụ ông chơi cờ uống nước chè đầu phố, nhìn những anh những chị đạp xe trên phố đi học mà thấy thanh bình. Một khoảng nhỏ. Xa Hà Nội rồi, ở nơi khác có được như đây?

Thu nhẩm nhẩm vị trong miệng, nó nhớ mùi nem chả đầu đường, nhớ mùi hoa sữa có chút hắc hắc mà nồng nồng cùng hương vị bánh trung thu.

Nó cũng nhớ hồi được bà dẫn đi thăm lăng Bác, nghe bà kể thủ thỉ những câu chuyện xưa của Bác mà thấy xúc động, ngắm nhìn khuôn mặt ngủ say mà thấy nhớ thương.

Đôi lúc chiều chiều nó cũng hay ngồi lại, ngắt rau giúp bà để nghe thêm những câu chuyện xưa về Hà Nội, bà kể về văn hoá, về lịch sử của Thủ đô và về vị lãnh tụ vĩ đại.

Trong những câu chuyện của bà luôn mang theo một chất giọng đặc biệt, man mác buồn, lại có chút hoài cổ cùng nhớ thương.

Nhớ những câu chuyện của bà, lại nhớ tới Hà Nội, nhớ những ngày sắp xa nơi đây.

Có lẽ, mãi về sau Hà Nội sẽ luôn len lỏi trong từng hạt giống kí ức của nó, trong từng mẩu truyện ngắn nó kể cho con cháu về sau.

Cho dù đi xa nhưng trong từng mảnh kí ức nó sẽ mãi nghĩ về nơi đây, về góc phố quen thuộc, về căn nhà phủ bụi của thời gian./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trương Thị Yến Ly. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội và tôi - nơi giấc mơ bắt đầu
    Hà Nội, một mảnh đất linh thiêng, in dấu trong tâm trí tôi từ thuở ấu thơ. Nơi đây, dòng chảy lịch sử ngàn năm hòa quyện với nhịp sống hiện đại, tạo nên một bức tranh muôn màu, đầy sức hút. Thăng Long - Hà Nội, địa danh lịch sử ấy là minh chứng cho sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất của một thành phố anh hùng.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 - đợt 2
    Tối 29/9, Lễ khai mạc "Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024 - Đợt 2" đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm tỉnh Bình Dương với sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị trong cả nước.
  • Ra mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế
    Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế ra mắt và hoạt động nhằm xây dựng không gian sách Huế để lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc.
  • Những tà áo dài khoe sắc giữa trời thu Hà Nội
    Chương trình biểu diễn thời trang nằm trong khuôn khổ "Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm" do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức. Sự kiện với màn trình diễn mãn nhãn từ hơn 100 mẫu áo dài đến từ nhà thiết kế (NTK) Đỗ Trịnh Hoài Nam và 12 NTK có tiếng khác.
  • Khởi động cuộc thi Piano mở rộng toàn quốc - Festival Piano Talent 2025
    Cuộc thi Piano mở rộng toàn quốc 2025 (Festival Piano Talent 2025) do Viện phát triển Giáo dục và Văn hoá Việt Nam tổ chức với sự ủng hộ và đồng hành của Cục Văn hoá Cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • [Podcast] Di tích Nhà tù Hỏa Lò – “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng
    Trong những ngày đầu tiếp quản Thủ đô, Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nơi đầu tiên quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản trong những Ngày Giải phóng Thủ đô. Nằm độc nhất trên con phố Hoả Lò, di tích Nhà tù Hỏa Lò được biết đến là "địa ngục trần gian", từng là nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Quy định về phối hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng chức năng liên quan
    Tổ công tác rời UBND thành phố sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, ngày mai họ sẽ xuống các huyện, xã để tiếp tục công việc của mình. Đêm cuối tại thành phố nên Nam bảo mọi người tuỳ ý di tản đi chơi. Trời đêm phố biển sáng rực rỡ bởi ánh đèn ở khắp nơi, Nam và Hải đang vừa đi vừa nói chuyện thì chợt có tiếng gọi...
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Xa Quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO