Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Người dân đồng lòng hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vũ Thị Minh Huyền 26/08/2024 16:18

Ngày 20/7, tất cả các báo đều đồng loạt đưa tin buồn đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13h38' ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo thông báo, tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Lễ viếng Tổng Bí thư được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7 và từ 7h đến 13h ngày 26/7. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

390195f1f6ce53900adf.jpg
Nhân dân Việt Nam đồng lòng hướng về Bác

Trong hai ngày Quốc tang (25 và 26/7/2024), người dân cả nước đều đau buồn vì sự mất mát to lớn nhưng cũng chính qua sự kiện này mà tất cả chúng ta mới có cơ hội chứng kiến tình cảm của người dân Việt Nam dành cho Bác dạt dào, yêu thương đến nhường nào. Suốt thời gian tổ chức Quốc tang, dù là ở nhà hay đến cơ quan, tôi cũng đều nghe mọi người nhắc đến Bác với lòng kính trọng và tiếc thương vô bờ. Trên báo chí, các trang mạng xã hội, đến nơi công sở đều tràn ngập những lời nói, câu chuyện, dòng tâm trạng của nhân dân ta ở mọi miền Tổ quốc dành cho Tổng Bí thư. Nhiều người bày tỏ nỗi buồn như sự mất đi chính người thân trong gia đình. Dù vẫn đang bận giải quyết nhiều công việc của Nhà trường nhưng tôi và các đồng nghiệp vẫn mở điện thoại nghe tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu Bác.

Những thông tin tôi được tiếp nhận và tận mắt chứng kiến xung quanh tôi khiến tôi vô cùng xúc động. Trong hai ngày Quốc tang (25 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng. Hàng vạn người đã lặng lẽ đến khu vực Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại các đầu phố gần cổng vào nhà tang lễ, dòng người nối dài. Mọi người sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để vào viếng. Tại Nhà tang lễ Quốc gia, mặc dù Ban Tổ chức thông báo từ 18 giờ ngày 25/7 mới có thể sắp xếp cho người dân vào viếng Tổng Bí thư, nhưng bên ngoài rất đông người dân xếp hàng dài từ sáng sớm chờ vào viếng. Đến tối 25/7, dòng người càng đông, xếp hàng dài theo những tuyến phố Hà Nội để chờ đến giờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dòng người xếp hàng dọc kín các con phố xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, có những người vượt cả trăm, cả nghìn cây số. Nhiều người dân tuổi đã cao, nhiều em bé đi theo các gia đình, thậm chí nhiều người đang mang bệnh trong người vẫn không quản nắng mưa, mang theo di ảnh Tổng Bí thư, kiên nhẫn xếp hàng dài trước lối vào nhà tang lễ. Nhiều người không kìm được nước mắt tiếc thương Bác. Nhiều cháu bé theo ông bà vào viếng, quỳ thụp dưới di ảnh của Tổng Bí thư không chịu rời đi khiến ai cũng nghẹn ngào. Từ những em học sinh, sinh viên đến những người lớn tuổi, những người ở tỉnh xa về Thủ đô, tất cả đều một lòng hướng về Bác với một niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Ai cũng bày tỏ lòng kính trọng và niềm tiếc thương đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với nhân dân.

Ngày 22/7, trước khi bắt đầu cuộc họp giao ban, giao nhiệm vụ tuần cho đội ngũ lãnh đạo các khoa, phòng, Giám đốc Học viện của chúng tôi đã đề nghị tất cả các đồng chí tham dự cuộc họp dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Bác. Chị em đồng nghiệp chúng tôi còn chủ động nhắc nhau trong mấy ngày này không mặc quần áo sáng màu, chỉ mặc quần áo tối màu để hòa chung với không khí trầm buồn của người dân cả nước. Sáng ngày 26/7, đoàn đại diện Tập thể lãnh đạo trường tôi cũng tổ chức đi viếng Bác. Chứng kiến đoàn người dân xếp hàng vào viếng bác, dù là thời tiết khá khắc nghiệt, lúc nắng nóng oi bức, khi lại mưa, nhưng người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng, tôi cảm nhận được tình cảm của người dân dành cho Bác vô cùng thiêng liêng và cao quý. Không phân biệt tuổi tác, vùng miền, không quản thời gian chờ đợi, tất cả đều trật tự, trang nghiêm, tuân thủ sự hướng dẫn của các lực lượng chức năng và trên hết tất cả đều chung một cảm xúc tiếc thương vô hạn đối với vị lãnh đạo hết lòng vì dân, vì nước.

Khi thấy người dân Việt Nam từ các em học sinh tiểu học đến các em sinh viên, các cụ già ngoài 90 tuổi, có người là cô giáo cũ của Bác còn ngồi xe lăn đi tiễn đưa học trò của mình. Các bạn học cũ của Bác đều đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe kém nhưng vẫn bằng mọi giá đi đến nhà tang lễ. Có những cụ già vượt cả nghìn cây số chỉ để được dự tang lễ của Bác. Có những người nước ngoài chuyên viết sách về Bác, khi nghe tin Bác mất cũng vội vàng bay sang Hà Nội hòa cùng dòng người dài vô tận trên phố để viếng Bác. Có rất nhiều đoàn khách quốc tế đã không quản đường xa bay đến Việt Nam chỉ để viếng Bác rồi vội vàng về nước. Có những đất nước ngoài Việt Nam cũng treo cờ rủ, dành phút mặc niệm để tưởng nhớ Bác. Tôi đã theo dõi tin tức trên báo đài, lãnh đạo của các nước trên thế giới đều gửi điện chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là minh chứng cho những đóng góp to lớn, quan trọng của Bác với sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Tôi thấy sức lan tỏa của Bác rất lớn. Trên mạng xã hội, có rất nhiều bạn bè của tôi đồng loạt thay đổi ảnh đại diện của mình để tỏ lòng thành kính, biết ơn Bác, mới thấy năng lượng của Bác lan tỏa tới mọi người rất lớn.

Những tình cảm đặc biệt mà người dân cả nước dành cho Tổng Bí thư trong ngày Quốc tang càng khắc họa sâu sắc tầm vóc nhà lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Trong suy nghĩ của thế hệ 8X như tôi, Bác Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo liêm khiết, mẫu mực, có lối sống giản dị, bản lĩnh, trí tuệ, yêu nước, thương dân, tận tụy, nhiệt huyết với công việc, người cộng sản kiên trung, chân chính và cực kỳ giản dị, một người dành hết sức mình góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, luôn dành hết tâm sức lo cho đất nước, nhân dân những điều vẹn toàn. Bác là vị lãnh đạo cao nhất nhưng lại có cách sống rất giản dị, chan hòa và gần gũi với người dân, đó cũng chính là điều mà người dân chúng tôi thêm yêu quý Bác. Ông luôn gương mẫu, giản dị, gần dân, nghe dân và trong mọi chủ trương, đường lối luôn lấy dân làm gốc, làm nền tảng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, đã “đốt lò” lửa lớn để “thiêu đốt” những loài “sâu mọt” vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước tới mức suy thoái tư tưởng đạo đức... Nhờ có Bác mà biết bao đại án đã được đưa ra xét xử công bằng, nghiêm minh trước pháp luật. Bao nhiêu quan chức đã phải ngã ngựa, đã phải trả giá đắt trong nhà lao. Dưới sự chỉ đạo của Bác, không có nơi nào là vùng cấm. Quan chức phạm tội cũng bị xét xử như người dân bình thường. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay. Một trong những di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre mà mỗi đảng viên như tôi đều được phổ biến, tuyên truyền qua những buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng. Tổng Bí thư là người đã mở ra con đường mới, gắn Việt Nam với thế giới, đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới. Tổng Bí thư ra đi là sự tổn thất lớn của Đảng, Nhà nước, nhưng ông đã để lại di sản vô cùng lớn cả về lý luận cũng như công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Bác là tấm gương để thế hệ chúng tôi noi theo, học tập. Dù chưa từng gặp Tổng Bí thư, nhưng những việc làm của vị lãnh đạo vì nước, vì dân khiến tôi rất khâm phục. Sự ra đi của người đứng đầu Đảng khiến ai cũng xót xa. Ông vừa có đức, có tài, có tâm khiến người dân chúng tôi rất biết ơn.

Có thể khẳng định rằng, tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện trong những ngày vừa qua chính là thước đo chính xác nhất, qua sự kiện này sẽ đánh thức lòng biết ơn, lương tri, trách nhiệm của nhiều người dân. Tôi còn nhận ra một điều rằng, cứ sau mỗi sự kiện lớn của đất nước như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đại dịch COVID…, tôi nhận ra tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam rất mạnh mẽ. Nhân dân ta luôn đoàn kết để khắc phục, giải quyết và ngăn ngừa xung đột. Đoàn kết để thúc đẩy phát triển. Đoàn kết để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đoàn kết để vững bước trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tư tưởng vượt trội, tầm nhìn sâu rộng về đại đoàn kết dân tộc đã viết trong tác phẩm “Phát huy truyền thống Đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng đất nước ta giàu mạnh, văn minh hạnh phúc”: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”. Chính vì tư tưởng của người đứng đầu Đảng ta như vậy nên toàn thể nhân dân luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Chính vì tinh thần đoàn kết vĩ đại ấy mà hàng vạn người dân chưa từng được gặp Bác vẫn bỏ hết mọi công việc gia đình, vượt hàng nghìn cây số, vượt mưa nắng để về Hà Nội viếng Bác. Tôi còn luôn ghi nhớ những lời nhắc nhở của Bác rằng cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự soi, tự sửa, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Bác là tấm gương lớn để chúng tôi học tập, noi theo và nguyện sống, làm việc theo tinh thần cao cả của Bác.

Tôi thiết tha mong mỏi các cán bộ, đảng viên tiếp tục học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và noi gương theo phẩm chất của Bác Trọng. Tôi mong rằng các lãnh đạo kế nhiệm sẽ học tập tấm gương đạo đức cách mạng của Tổng Bí thư, bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng. Tôi càng mong muốn ý chí, tinh thần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được các thế hệ sau tiếp nối để cùng nhau xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu, đẹp, vững mạnh. Tôi có một ước mơ, tôi có một khát khao to lớn rằng người dân Việt Nam sẽ luôn gắn kết với nhau bằng tình yêu thương và lòng nhân ái, cùng nhau xây dựng một cộng đồng đoàn kết, một xã hội tiến bộ, văn minh, chan chứa tình người như những gì mà chúng ta đã thể hiện trong những ngày cả đất nước tổ chức Quốc tang cho bác Trọng. Dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sáng mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chúng con luôn biết ơn và nhớ Bác, Bác ơi./.

Hà Nội ngày 17/8/2024!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Vũ Thị Minh Huyền. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Nhớ Bưởi
    1. Chúng tôi về Bưởi, khi Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô thành lập vào năm cuối thập niên 60, thế kỷ XX. Các phòng nghiên cứu công nghệ của Viện làm việc trong các dãy nhà cấp bốn của Xí nghiệp giấy Dân Việt, Hợp tác xã giấy Đông Thành, còn phòng thiết kế làm việc tại chùa Hồ Khẩu, xưởng cơ khí đặt ở căn nhà tranh tre gần cổng làng.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Người dân đồng lòng hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO