Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Những tấm lưng gánh trĩu mấy mùa hoa

Nguyễn Trần Thanh Trúc 16:31 19/08/2024

Chớm thu, Hà Nội còn hừng nắng. Tháng tám phớt ngang hồ vài cơn gió nhẹ, lợn gợn chút sóng nhỏ lẻ quanh bờ. Tôi ngồi thụt dưới mái hiên ngói bạc, nơi có vài ba cái ghế nhựa đỏ lụp xụp của sạp báo. Ngó ngang. Mấy bó cúc họa mi đủ màu đang lọt thỏm trong xô nhựa, đặt sau yên xe đạp của một cô bán hàng. Tím, vàng, hồng nhạt. Từng cụm hoa chen chúc. Có đóa đã nở rộ. Có nụ còn chúm chím hé. Cái xinh tươi của thu Hà Nội như thủng thẳng về trong một góc phố. Bất chợt và bỡ ngỡ chẳng ai kịp ngờ.

20a05035-06.jpg
Cái đẹp của người Tràng An cứ thế đầy tràn qua bóng lưng mưu sinh và xe hoa bình dị... (ảnh: minh hoạ, nguồn: internet)

Xe chở hoa đá chống, dựng nghiêng bên lề. Chẳng biết cô bán hàng vừa chạy vội đi đâu. Chiếc nón vắt ngang tay ghi-đông, lủng lẳng hứng vài đợt gió cùng bụi rin rít. Mấy con đường quanh đó đang xào xạc lá rụng, trong ánh mắt của kẻ mộng mơ, chợt trở về ảnh tĩnh với hai màu trắng đen. Phố xá thiên vị, chỉ giữ lại sắc màu cho riêng thúng hoa bên lề. Có lẽ cái đẹp thường được ưu ái và dễ dàng rung cảm. Thứ rung cảm từ những tâm hồn tinh khôi, hoặc chí ít còn góc nhỏ cho sự tinh khôi cư trú. Thế là người ta càng muốn hướng về những xe hoa, bước tới, chạm lấy, hít hà cái hương đồng nội giữa phố phường ngập ngụa mùi xăng xe. Ai cũng hối hả, ai cũng ngược xuôi. Đôi khi sự thoăn thoắt của thành phố “không vội” đều dành cả cho nỗi niềm với những điều duy mỹ như thế.

Tôi bước tới những thúng hoa trĩu trịt. Vài bó sen hồng còn ẩn nụ như những búp măng vừa nhú. Cô bán hàng từ bên kia đường bước sang, trên trán rít mồ hôi cùng vài ba hơi thở nóng hổi vì chạy vội. Cô đon đả chào hàng. Nụ cười còn vương cái nắng hè chưa tắt hẳn. Hình như cô mới chỉ kịp đưa thu Hà Nội ra phố vào sớm nay, vài bịch giấy gói nhét trong bao treo lủng lẳng dưới yên xe hãy còn đầy ắp. Tôi hít hà cái hương thu se sẽ nấp trong mớ lá sen xanh mướt tràn thớ gân, chọn một bó đầy mùi giao mùa cho cái mở hàng của tiết trời tháng tám. Ôm trên tay trĩu trịt một trời thu, thả bước trên con đường Phan Đình Phùng với những hàng cây xanh rợp bóng, thấy nắng như hóa thành thực thể, rọi xuống phố những cột sáng vàng mờ qua tán lá. Thu Hà Nội về với những điều đẹp đẽ, chợt thích hợp quá để tìm ai đó tựa bên vai.

Tôi cứ đi. Vài chiếc xe lướt ngang. Vài người dạo bộ thủng thẳng. Phố phường Hà Nội chợt như dịu dàng đôi chút khi thấy bó sen hồng tôi ôm trên tay. Chẳng ai nỡ bấm còi to tiếng. Tiếng rít bánh xe. Tiếng nhạc từ đài phát thanh. Hay tiếng bọn trẻ đùa nhau bên hè phố. Thứ âm điệu của một mùa mưa giăng lá đổ, vào một sáng tháng tám, đổ ập đầy tràn ngõ ngách Tạm Thương. Tôi cứ đi. Tiếng còi xe bim bíp dẫn tôi về chợ hoa Quảng Bá. Mấy cô hàng hoa chở sau lưng một thúng mưu sinh. Thứ mưu sinh mang giấc mơ đến trường của lũ trẻ trong nhà. Hoặc có khi chỉ là một bữa cơm no của ông bà lão không cậy nhờ con cháu. Những vòng xe hoa lách cách lướt ngang. Chẳng một tiếng rao. Mấy bó hoa dùng thứ ngôn ngữ riêng để gọi lòng người chộn rộn. Nét đặc trưng của thu Hà Nội kéo người ta về một thoáng lãng mạn, ngắn ngủi. Rồi cứ hễ thấy xe hoa dạo quanh phố phường, là biết thu đã về trên mảnh đất văn hiến. Đôi khi nó trở thành cơn nghiện của những kẻ lữ hành. Ôm một bó hoa tươi, thả dáng bên chiếc xe đạp đượm đầy sắc màu đồng nội, nhấn nút chụp để giữ nét dịu dàng vào ngay khoảnh khắc ấy. Khoảnh khắc mái tóc dài nhuộm màu nắng giữa phố xá, lướt ngang nụ cười thiếu nữ bên những bó hoa.

nhung-xe-hoa-mang-thu-ha-noi-ve-tren-pho-anh-tran-hoang-long.jpg

Thu Hà Nội về, nhanh như một cái chớp mắt. Thời gian tựa bóng câu qua cửa, chẳng chờ người ta kịp uống thêm viên thuốc giảm đau cho một cơn mất mát cũ. Thu Hà Nội cứ về như thế, đột ngột, ngổn ngang. Tôi nhớ mãi tấm lưng cong trĩu trịt mồ hôi của bà sau những thúng hoa. Cũng với cái xe đạp đã chẳng còn rõ màu sơn nguyên bản, bà chở thu Hà Nội đi khắp phố phường. Thúng hoa chất đầy những bó cúc, bó sen, được bà gói bằng mấy tờ báo đã đọc của bố. Có vài người vét vài đồng tiền giấy, mua lẻ mấy nhánh hoa chứ chẳng ôm trọn bó. Bà niềm nở bán với cái hồ hởi chẳng chút thiệt hơn. Mở bung những bó đã cột chặt xinh xắn. Bông này tươi rói. Bông kia còn nụ, tiện chưng lâu. Bà vừa nói vừa lựa cho mấy vị khách. Cái đẹp luôn cần được nâng niu. Và ai yêu cái đẹp, dù chẳng thể mua trọn bó, cũng đáng để trân trọng. Bà nói thế rồi tủm tỉm cười. Cái nụ cười với nếp nhăn xô lệch khóe miệng, như chạm hẳn vào dây đeo của chiếc nón lá. Bà chở hoa trên mấy vòng quay xe đạp. Cút kít. Từ từ. Thế nhưng, từ phía sau lưng, nơi đã đẫm mồ hôi rin rít, tôi như thấy bà chở cả một trời nhớ thương. Cái đẹp của người Tràng An cứ thế đầy tràn qua bóng lưng mưu sinh và xe hoa bình dị.

Bà mất vào một sáng chớm mưa nhẹ. Xe hoa dựng góc nhà giăng đầy mạng nhện dính mắc. Thu Hà Nội chợt lạnh lẽo với vài ba vạt gió cuốn trên mái tóc muối tiêu của bố. Đời người như một thước phim không có sẵn kịch bản. Ai rồi cũng phải qua miền cò trắng xa xôi. Bố cất chiếc nón lá của bà dưới cái bàn thờ vừa dựng bằng cây gỗ nhỏ. Chiếc nón nằm lặng lẽ, vấn vít mùi nhang khói. Chẳng còn hương hoa của một ngày đầu thu Hà Nội chìm trong vành nón. Dưới hiên, thúng hoa chỏng chơ đựng vài ba bịch giấy gói chưa kịp dùng hết. Ngoài phố, thu vẫn thủng thẳng về. Hình như nó đã kịp trốn vào xe hoa khác của một cô bán hàng với bộ đồ lao động. Không có bà, thu vẫn về, Hà Nội vẫn duy mỹ. Bởi trên khắp nẻo xứ Đông Kinh, những tấm lưng trĩu trịt gánh mùa hoa đang tiếp nối nhau qua những nhịp thở. Chỉ là, cái bà hàng hoa răng đen chuyên mở bó bán lẻ dạo trước, đã chẳng còn xuất hiện quanh phố xá đượm hương./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Trần Thanh Trúc. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Thanh âm ngày ấy
    Mẹ là con gái út thứ 5 của một gia đình nghèo sinh sống bằng nghề may vá thuê ở một làng quê ngoại thành Hà Nội. Nếu mẹ không có nhan sắc, không có nước da “trắng như trứng gà bóc”, suối tóc đen dày rủ mượt đến tận gót chân thì có lẽ cha tôi đã không “phải lòng” mà cương quyết “chống lại” quan niệm cổ xưa “môn đăng hậu đối” của ông bà nội để bằng mọi cách cưới hỏi mẹ tôi về làm vợ, làm dâu con trong một gia đình buôn bán đồ gỗ có tiếng giữa phố cổ Tràng An.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Nón lá làng Chuông: Lưu giữ hồn Việt giữa lòng Thủ đô
    "Muốn ăn cơm trắng cá trê, muốn đội nón tốt thì về làng Chuông"... Câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi - nghề làm nón lá ở làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội).
  • Thêm nhiều đầu sách mùa Trung thu cho thiếu nhi
    Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.
  • [Video] Nồng ấm tình người Hà Nội trong bão lũ
    Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ gần đây, nhiều địa phương của Thành phố Hà Nội bị ngập lụt, đời sống người dân bị ảnh hưởng. Nhưng trong những lúc khó khăn, đầy thử thách này, hình ảnh về người Hà Nội thanh lịch văn minh, nghĩa tình, nồng ấm yêu thương, tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam lại tỏa hương sắc...
  • Huế: Kiểm tra, đánh giá độ an toàn 3 cây cầu bắc qua sông Hương trước mùa mưa bão
    Khu Quản lý Đường bộ II phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra, đánh giá tổng thể các cầu Phú Xuân, Trường Tiền và Phú Lưu (TP Huế) để đảm bảo an toàn giao thông trước mùa mưa bão.
  • Rút báo động lũ trên sông Đuống
    Căn cứ vào mực nước sông Đuống tại Trạm Thủy văn Thượng Cát, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh rút báo động lũ trên sông Đuống vào sáng 13/9/2024.
Đừng bỏ lỡ
Những tấm lưng gánh trĩu mấy mùa hoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO